Blog về cách chăm sóc & nuôi dạy Trẻ Mầm Non

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Để con có cuộc sống bình yên trong gia đình, cha mẹ cần thực hiện hai nguyên tắc sau:

1. KHÔNG TRANH CÃI TRƯỚC MẶT CON CÁI
Khi cha mẹ tranh cãi, các con cảm thấy hoang mang lo lắng, con không biết tựa vào đâu, không biết cha đúng hay là mẹ đúng, con sợ hãi và mất niềm tin về tình cảm, mái ấm gia đình, về hình ảnh đẹp đẽ hàng ngày của cha mẹ. Hơn thế, khi tranh cãi, cha mẹ dễ mất kiểm soát nói ra những lời không nên nói trước mặt con, đồng thời cho con thấy một tấm gương giận giữ cãi cọ không tốt đẹp.

Để không tranh cãi trước mặt con, cha mẹ cần trao đổi và thống nhất với nhau thực hiện nguyên tắc này. Cha mẹ cần biết kiểm soát cảm xúc bản thân tốt và luôn ghi nhớ nguyên tắc này trong bất cứ tình huống nào. Bồi đắp tình cảm gia đình, tăng cường các hoạt động gắn kết, thường xuyên chia sẽ cởi mở cũng là cách làm giảm các mâu thuẫn giữa cha và mẹ.

2. LUÔN TÔN TRỌNG CON
Tôn trọng con không có nghĩa là nuông chiều, buông lỏng trong việc nuôi dạy con cái.

Tôn trọng con đôi khi đơn giản là hỏi ý kiến con về những vấn đề liên quan đến cá nhân của con như: con thích ăn gì, mặc gì; kiểu tóc con muốn là gì; con thích kết bạn với ai, con thích học môn nào…Cha mẹ hãy để con tự quyết định trên cơ sở dẫn dắt, khuyên nhủ.
Tuyệt đối không phê phán, chê bai những điều con thích, những việc con làm, những bạn con chơi. Cha mẹ chỉ thực sự can thiệp khi con làm những việc sai trái, ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng, trái với chuẩn mực đạo đức. Những việc khác, hãy để cho trẻ tự quyết định, trải nghiệm và thậm chí để trẻ nhận hậu quả để rút ra bài học từ chính sai lầm của mình.
Chẳng hạn, khi bạn nói với con bát cơm nóng, con ăn sẽ bỏng, bạn nói mãi nhưng em bé của bạn có thể k chịu nghe, cho đến khi bé trải nghiệm bé mới hiểu và nhớ…Trong cuộc sống hàng ngày, biết bao tình huống, nếu không thực sự quá nguy hiểm, bạn hãy mạnh dạn để con trải nghiệm nhé. Con sẽ tự tin và nhớ bài lâu hơn.

Chúc các bố mẹ thực hành tốt hai nguyên tắc trên, để cuộc sống gia đình hạnh phúc, để các con được lớn lên một cách chủ động, độc lập và đầy bản lĩnh…

Cây thông Noel

Gần đến dịp giáng sinh, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

Vòng nguyệt quế
Vòng nguyệt quế không chỉ có công dụng là làm vật trang trí trên tường, nó còn được dùng để đếm thời gian cho tới đêm Giáng sinh. Nhiều nhà thường treo vòng nguyệt quế trước cửa vào dịp Noel hoặc có thể dùng để trang trí trong phòng khách.

Món quà trong những chiếc tất
Từ lâu, người lớn hay trẻ con đều tin tưởng rằng, cứ đêm Giáng sinh mà treo tất bên cạnh lò sưởi có ống khói thì sẽ có ông già Noel đến thăm và đặt những món quà ta mong ước vào. Kể từ đó, những chiếc tất là một trong những hình ảnh có sức ảnh hưởng đến nền văn hóa Giáng sinh truyền thống như thế.

Chuông giáng sinh
Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần.

Ngôi sao Giáng sinh
Ngôi sao 5 cánh đó biểu tượng cho phép lạ của chúa, vậy nên mọi ngươi hường đặt ngôi sao vào vị trí trang trọng và bắt mắt nhất của ngôi nhà để mong mọi điều lành sẽ đến với cả gia đình

Câu đố thứ 1
Khi Chúa Giê Su cất tiếng khóc chào đời, 3 vị vua đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình với đức Chúa và những món quà mà họ mang đến là gì?
Đáp án: Vàng, nhũ hương và mộc dược.

Câu đố thứ 2
Ông già Noel chui vào nhà của các em nhỏ bằng đường nào?
Đáp án: Leo vào Ống khói.

Câu đố thứ 3
Tại sao ông già Noel lại đi vào nhà qua đường ống khói?
Đáp án: Tại vì ở các nước Bắc âu, vào mùa đông rất lạnh, các cửa nhà, cửa sổ đều đóng kín mít, cho nên ông già Noel phải vào nhà bằng đường ống khói.

Câu đố thứ 4
Ông già Noel cưỡi bao nhiêu con tuần lộc?
Đáp án: Cưỡi 9 con tuần lộc.

Câu đố thứ 5
Con tuần lộc dẫn đường (con tuần lộc thứ 9) tên là gì? Vì sao ông già Noel chọn nó làm con dẫn đường?
Đáp án: tên là Rudolph, tại vì nó có cái mũi đỏ phát sáng trong đêm tối.

Câu đố thứ 6
Tên thật của ông già Noel là gì?
Đáp án: là Thánh Nicholas, vị thánh quan thầy của trẻ em, hay còn gọi là Santa Claus (chỉ cần các em học sinh trả lời đúng 1 trong hai tên là được).

Câu đố thứ 7
Ông già Noel thường mặc trang phục màu gì?
Đáp án: Quần áo màu đỏ, viền trắng.

Câu đố thứ 8
Túi đựng quà cho trẻ em là gì?
Đáp án: là bít tất, được treo trên lò sưởi.

Câu đố thứ 9
Ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người ai?
Đáp án: Với các chú lùn và những con tuần lộc.

Câu đố thứ 10
Những đứa trẻ ngoan sẽ treo bít tất của mình ở đâu để nhận được quà của ông già Noel?
Đáp án: Cạnh lò sưởi hoặc trên đầu giường.

Hãy cùng đố vui với con những câu hỏi vui nhộn này để xem con có hiểu biết gì về Lễ giáng sinh nhé.

Là một ông bố bà mẹ, bạn có thể cho rằng mình hiểu rõ về con mình. Bạn có thể biết về thức ăn mà con không thích, biết vẻ mặt nào của con là đang buồn hay lời khen nào khiến con cảm thấy vui sướng… Bạn có thể đặt những câu hỏi này khi cả nhà đang ăn tối, trước giờ đi ngủ hay bất cứ lúc nào mà gia đình mình có khoảng thời gian để lắng nghe, trò chuyện cùng nhau.

NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH

Một điều rất quan trọng là để con cảm thấy mình là một thành viên trong gia đình. Và cũng sẽ thật thú vị khi bố mẹ hiểu được con đang cảm thấy thế nào khi mình là một phần của gia đình.
. Con nghĩ đâu là điều mà con thích ở gia đình mình?
. Con nghĩ truyền thống/sở thích của gia đình mình là gì?
. Con nghĩ các quy tắc và hình thức kỷ luật nếu vi phạm ở nhà mình đã công bằng hay chưa?
. Nếu cho con được thiết lập 3 quy tắc trong gia đình mình thì con nghĩ nó sẽ là gì?
. Con thích gì nhất ở anh/chị/em của mình?

NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ GIÚP CON PHÁT TRIỂN LÒNG BIẾT ƠN
. Có điều gì trong ngày hôm nay làm con cảm thấy biết ơn?
. Có cái gì mà con không cần nhưng con vẫn thật sự thấy vui khi có nó?
. Có cái gì con thấy rất dễ để kêu ca, phàn nàn nhưng sau cùng mình vẫn cảm thấy thực sự là may mắn khi có? Chẳng hạn như những ngày mưa, nhưng mưa sẽ giúp cây cối phát triển và các con vật sẽ có nước để uống.
. Một số điều con nghĩ mình có thể làm được mà người khác không thể là gì?

NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ GIÚP CON PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

. Nếu con có siêu năng lực thì con nghĩ nó sẽ là gì?
. Nếu thú cưng của con (chẳng hạn như con chó, con mèo…) có thể nói chuyện thì con nghĩ nó sẽ nói gì với con?
. Con thấy màu sắc nào là hạnh phúc nhất? Điều gì làm cho nó hạnh phúc nhỉ?
. Nếu con có 3 triệu đồng, con sẽ làm gì với nó?

NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ GIÚP CON THÊM THẤU HIỂU CẢM XÚC CỦA NGƯỜI KHÁC

. Hôm nay con có cơ hội để giúp ai đó chưa?
. Con nghĩ người ta sẽ cảm thấy như thế nào khi con đối xử tốt với họ?
. Con thấy có ai bị trêu chọc ở trường không? Con nghĩ tại sao sự việc đó lại xảy ra?
. Con có thấy ai đứng ra để bênh vực giúp bạn bị trêu chọc chưa?

NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ CON PHÁT TRIỂN SỰ TỰ TIN

. Con tự hào nhất điều gì ở bản thân mình?
. Con thấy mình giỏi nhất ở khoản gì?
. Con nghĩ mình có thể làm gì để khiến thế giới này trở nên tốt hơn?

Những câu nói đơn giản này sẽ là cầu nối giữa ba mẹ và con trẻ. Từ những cuộc thảo luận này, con gợi mở hơn trong ý thức của chính mình, tự tin thể hiện quan điểm.

Chúng ta đều biết rằng giai đoạn 2 – 3 tuổi, Trẻ rất thích thú khám phá và học hỏi. Việc lựa chọn những trò chơi dành cho trẻ ngoài việc làm cho trẻ vui, còn góp phần làm tăng thêm tình cảm, sự gắn kết giữa bố mẹ – con cái, và đồng thời thông qua những trò chơi, Trẻ sẽ học được rất nhiều thứ. Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz xin giới thiệu đến quý phụ huynh loạt bài viết mới về bộ sưu tầm “Các trò chơi dành cho Trẻ 2 – 3 tuổi”. Và đây là phần đầu tiên của loạt bài viết này: […]

Cần cù là chìa khóa dẫn đến sư thành công và cũng là động lưc đầu tiên thúc đẩy thành công. Nếu có được đức tính cần cù quý giá này, bạn đã nắm được một nửa của thành công. Vì vậy, các bậc là cha, làm mẹ nhất định phải uốn nắn thói quen lười biếng, xây dựng đức tính chăm chỉ cho trẻ. Bài viết “Làm thế nào khi Trẻ lười biếng?” sẽ giúp quý vị phụ huynh có thêm ý tưởng để giúp trẻ khắc phục vấn đề này. […]

Những người hay xấu hổ trong giao tiếp thường tìm ra hàng ngàn lý do để bao biện cho sự trầm lặng trong tính cách của mình . Sự xấu hổ, nhút nhát khiến họ mất đi sự tự tin , đánh mất rất nhiều cơ hôi giao lưu và tham gia các hoạt động trog quá trình học tập . Điều đáng sợ hơn là những ảnh hưởng xấu này sẽ theo họ suốt cuộc đời. Bài viết này sẽ cùng Quý Phụ Huynh phân tích, thảo luận và giải quyết câu hỏi “Làm thế nào khi Trẻ xấu hổ”.

[…]

Các bậc phụ huynh nên chú ý, khi trẻ có tât nói dối, dù ác ý hay thiện ý, đều kông tốt. Tật xấu này khi đã trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ nhất định phải giúp trẻ sửa đổi tật nói dối nguy hiểm này. Bài viết này sẽ phân tích và giúp Quý Phụ Huynh cách thức để trả lời câu hỏi “Làm thế nào khi Trẻ nói dối” […]

Tính cách kiên cường là một trong những nhân tố không thể thiếu để tạo dựng sự nghiệp thành công . Trong cuộc sống, những người có tính cách kiên cường thường là kẻ mạnh . Muốn trẻ đạt được thành công trong sự nghiệp , cha mẹ cần chú ý rèn luyện ý chí ngay từ nhỏ và sửa lại tính cách mềm yếu cho trẻ . Bài viết này sẽ phân tích và đề nghị cách thức để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào khi Trẻ có tính cách mềm yếu?”  […]

Chúng ta không thế sống nếu không vận động . Vận động đem đến sức sống dồi dào , thúc đẩy sự trưởng thành về mặt thể chất cho trẻ . Cơ thể phát triển khỏe mạnh là tiền đề để đảm bảo cho tất cả các khả năng của trẻ đều được phát huy . Hoạt động thể dục không chỉ tăng cường sức khỏe , đáp ứng nhu cầu trưởng thành , mà còn rèn luyện ý chí và phẩm chất cho trẻ . Trong giai đoạn nhạy cảm , tâm sinh lý phát triển , xây dựng thói quen tự giác luỵện tập thể dục sẽ vô cùng có lợi cho sự trưởng thành khỏe mạnh của trẻ .

[…]

Ngỗ nghịch là một thói quen tâm lý cố chấp và cực đoan . Nó khiến trẻ không thể nhận thức một cách khách quan và chính xác vè bản thân của một sự việc . Trái lại, trẻ còn áp dụng các phương pháp và cách thức sai lầm để giải quyết các vấn đề gặp phải . Tâm lý ngỗ nghịch thường xuyên xuất hiện và lặp lại sẽ hình thành một kiểu định thức tâm lý hẹp hòi , bất cứ lúc nào và ở đâu đều hành động ngược lại với đạo lý thông thường . Tâm lý ngỗ nghịch là một dạng phẩm chất tiêu cực , không chỉ có hại trong qá trình học tập, mà còn gây ra những bất lợi cho sự phát triển tâm hồn lành mạnh của trẻ . […]

Tự ti là một dạng tâm lý tiêu cực, biểu hiện ở việc trẻ tự xem thường chính mình. Tự ti gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sự trưởng thành khỏe mạnh, tự nhiên của trẻ. Tự ti có thể do nhều nguyên nhân gây ra. Chính vài vậy, để khắc phục tính tự ti, việc quan trọng nhất là tìm hiểu nguyên nhân gây ra, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục đúng đắn. […]

Đố kỵ là một dạng tâm lý tiêu cực phá vỡ các mối quan hệ, làm tổn thương đén tình cảm đẹp giữa bạn bè, thậm chí còn tạo nên những hành động đấu đá không đáng có. Không những làm tổn thương người khác, những đứa trẻ đó kỵ cũng làm tổn thương chính bạn thân. Những ưu điểm của người khác khiến trẻ khó thoát khỏi tâm trạng tiêu cực, phẫn nộ, đau khổ, hận thù, tự trách, tự hổ thẹn…., dẫn đến buồn rầu, sa sút , mất đi sự tự tin và động lực tiến lên. […]

Thói quen , hành vi không tốt của trẻ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành , tạo ra “ BÓNG ĐEN ” trong tâm lý của chúng .  Vậy nên phụ huynh chúng ta sẽ Làm thế nào khi trẻ có thói quen và hành vi xấu? […]

Trong thời buổi hiện đại này, đi đâu chúng tôi cũng thấy mọi người sử dụng smart-phone vì tính tiện dụng, đa dụng, và chúng ta có thể cập nhật tin tức, giải trí, chơi game hầu như tất cả mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, rất nhiều các bậc bố-mẹ, vì những lý do khác nhau lại cho phép Trẻ được sử dụng Điện Thoại, Máy Tính Bảng từ khi còn rất nhỏ (1-2 tuổi). Có thể đó chỉ là cho Trẻ xem hoạt hình, xem đồ chơi Trẻ Em, cũng có thể là cho Trẻ học hành,… Tuy nhiên, nếu việc cho Trẻ sử dụng điện thoại mà không kiểm soát hoặc không có mục tiêu cụ thể nào, có thể dẫn đến những hậu quả rất xấu. Sau đây là các “Tác Hại của Điện Thoại đối với Trẻ Mầm Non” […]

Trẻ chơi chung với nhau, dù thân thiết đến đâu đi chăng nữa, thì cũng sẽ có lúc tranh cãi và giành đồ chơi với nhau. Việc xử lý không khéo sẽ dễ dàng gây cho Trẻ những tổn thương hoặc những hiểu biết sai nguy hiểm. Trong bài viết cuối cùng của loạt bài viết “Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi”, chúng tôi mong muốn cùng chia sẽ, trao đổi và thảo luận với Quý Phụ Huynh “Cách Xử Lý Tranh Cãi khi Trẻ hay giành đồ chơi”.  […]

Nếu trẻ có một khả năng chơi nhạc cụ thì đó là một điều vô cùng tuyệt vời. Vì vậy bạn cũng nên định hướng dụng cụ âm nhạc cho trẻ đế giúp trẻ phát triển năng khiếu của chúng. Trẻ em rất tò mò và trí tưởng tượng bẩm sinh đa phần khả năng cảm thụ âm nhạc là rất nhanh chóng.  Khả năng chơi nhạc cụ và hiểu một bản nhạc sẽ là điều vô cùng hữu ích sau này trong cuộc sống của trẻ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có thể giúp cho một đứa trẻ thông minh hơn, phát triển năng khiếu, trưởng thành hơn và tự tin hơn. Sau đây là một vài phương pháp giúp phụ huynh định hướng dụng cụ âm nhạc cho trẻ […]

Phần trước Trương Mầm Non Quận 7 JumboKiz đã giới thiệu một vài cách dạy trẻ vẽ tranh. Phần này, chúng tôi muốn giới thiệu thêm một vài phương pháp để các bậc phụ huynh có thêm được nhiều kinh nghiệm hơn […]

Giành đồ chơi là hành động rất bình thường và chắc chắn sẽ xảy ra ở bất kỳ trẻ nào. Tuy nhiên, cách xử lý của đại đa số phụ huynh lại hoàn toàn khác nhau và có nhiều trường hợp không phù hợp. Có người khi thấy 2 trẻ giành đồ chơi, lập tức can thiệp để cho bé con mình có đồ chơi, có người lại bắt trẻ phải nhường đồ chơi cho bạn, có người lại bắt trẻ lớn hơn phải nhường đồ chơi cho trẻ nhỏ hơn… Trong hai bài viết trước, chúng ta đã phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi giành đồ chơi của Trẻ (bài 01) và Hướng dẫn dạy trẻ cách chia sẻ (bài 02), trong loạt bài này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn nội dung: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Né Tránh Xung Đột. Sau đây là nội dung chi tiết:  […]

Dạy trẻ vẽ tranh là giúp trẻ phát triển khả năng nghệ thuật, khả năng quan sát ở trẻ. Trong những năm đầu đời, việc dạy trẻ vẽ tranh là điều gì đó rất khó ở các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, bạn có thể dạy trẻ vẽ tranh từ việc quan sát, vẽ theo trí tưởng tượng, vẽ theo tỉ lệ chính xác….Sau đây là một vài phương pháp dạy trẻ vẽ tranh dành cho các bậc phụ huynh. […]

Một số trẻ do nhận được sự chiều chuộng quá mức của cha mẹ trong gia đình, lâu dần sẽ hình thành ý thức “coi mình là trung tâm”. Trẻ cho rằng tất cả đều là của mình, tạo nêu thói quen ích kỷ, mưu lợi. Đây cũng là những yếu tố hình thành tính cách kiêu ngạo, hung hăng. Nếu cha mẹ không kịp thời sửa đổi, tâm lý ích kỷ này sẽ làm tổn hại nặng nề đến sự trưởng thành của trẻ. Vậy làm thế nào khi trẻ ích kỷ? […]

Trong bài viết trước, chúng ta đã tham khảo Cách Xử Lý Khi Trẻ Giành Đồ Chơi – Phân Tích Hành Vi của Trẻ, Trong loạt bài này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu hướng dẫn và dạy Trẻ cách chia sẻ đồ chơi. Sau đây là các bước chi tiết và cụ thể: […]

Làm thế nào để trẻ tự tin cũng là một trong những kỹ năng quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Trẻ thể hiện sự nhút nhát ở các giai đoạn phát triển khác nhau và trở nên không thoải mái trong các tình huống xã hội. Dưới đây là một số chiến lược dành cho phụ huynh tham khảo.

[…]

Là bậc làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn phát triển kỹ năng nói chuyện cho trẻ một cách nhanh chóng và thành thạo trong những năm đầu đời. Trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ ở khoảng 18 tháng tuổi. Học cách nói chuyện là một phần trong sự phát triển của trẻ, cha mẹ có thể tìm hiểu kỹ thuật để giúp trẻ nói chuyện nhanh hơn. Đây là một khoảng thời gian rất thú vị trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ. Bài viết sau đây có thể đưa ra một số thông tin hữu ích cho phụ huynh. […]

Giai đoạn mặc Tả (toddlers, 1 – 3 tuổi), Trẻ bắt đầu biết về khái niệm độc lập & sở hữu. Chia sẽ, tại thời điểm này là một cái gì đó rất xa lạ và cực kỳ khó khăn với Trẻ. Nếu bạn đang vật lộn với việc tìm cách xử lý khi trẻ hay giành đồ chơi và bạn đang mệt mỏi với việc con mình luôn chiến đấu liên tục với bạn cùng trang lứa để giành đồ chơi, ĐỪNG QUÁ LO LẮNG – hành vi Giành Đồ Chơi của Trẻ như vậy là hoàn toàn bình thường và phù hợp với giai đoạn phát triển của Trẻ. Tình hình sẽ được cải thiện khi Trẻ lớn lên. Nhưng tại thời điểm này, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp để duy trì sự tỉnh táo, sáng suốt và dạy Trẻ cách hòa nhập tốt hơn với những Trẻ khác. […]

Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu “Cách Xử Lý Khi Trẻ Nói Không” bằng phương pháp “làm việc xung quanh từ Không”, Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một cách tiếp cận khác cho Quý vị phụ huynh tham khảo về vấn đề “Cách Xử Lý khi Trẻ Nói Không” với chủ đề: Làm cho Trẻ cảm thấy mình đã lớn, đã trưởng thành. […]

Rau, củ, quả là loại thực phẩm cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ cần thiết cho cơ thể của trẻ. Vậy làm cách nào để giúp trẻ ăn rau, củ, quả trong khi xung quanh trẻ có rất nhiều món ăn gây độc hại mà trẻ vẫn thường yêu thích. […]

Khi trẻ nhỏ ngày càng lớn lên, chúng càng thích tự khẳng định mình hơn nữa và đặc biệt chúng muốn tự mình khám phá những cái mới. Nhiều khi, khám phá cái mới chỉ đơn giản là “nói không” với tất cả mọi thứ. Sự yêu thích từ “không” có nguồn gốc từ sự thật là trẻ nhỏ đang bắt đầu nhận thức về tính cá nhân của chúng và chúng có ý thích của riêng mình. May mắn thay, giai đoạn “từ chối” hay “nói không” rồi cũng sẽ qua. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ trao đổi và thảo luận với bạn cách xử lý khi trẻ nói Không một cách chi tiết và cụ thể. Có 02 phương pháp giải quyết tình trạng này, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu cách đầu tiên để xử lý khi trẻ nói Không […]