Rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ 1-3 tuổi – Phương Pháp TimeOut.

Trong bài viết này, Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz xin giới thiệu với quý phụ huynh một phương pháp dạy trẻ và rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ Mầm Non rất nổi tiếng trên thế giới, và được áp dụng rộng rãi tại phương Tây – được gọi là Phương Pháp TimeOut. Hãy tìm hiểu về khái niệm và cách áp dụng Phương Pháp TimeOut đê rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ.

Phương Pháp TimeOut là gì?

phuong-phap-timeout

Time-out là cách thức giáo dục để giúp trẻ thay đổi những hành vi bằng cách tạm thời cách ly trẻ ra khỏi môi trường khi mà trẻ có những hành vi, thái độ, hoặc hành động không chấp nhận được. Điều này được quyết định bởi những tiêu chuẩn văn hóa, giá trị thời gian và không gian nơi những sai phạm xuất hiện với mục tiêu là loại bỏ những hành vi sại phạm, không phù hợp. Đây là kỹ thuật giáo dục và nuôi dạy con cái được đề nghị bởi một số bác sĩ nhi khoa và những nhà tâm lý học phát triển như là một hình thức hiệu quả để xây dựng và rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ. Thường thì góc nhà, hay những chỗ tương tự như vậy, nơi trẻ sẽ ngồi hay đứng trong suốt thời gian time-out.

Như vậy, Phương Pháp TimeOut có thể gọi là cách phạt không bạo lực với mục đích giúp bé trầm tĩnh để suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học cho tương lai. Vì vậy, Trước khi áp dụng phương pháp TimeOut, cần khuyến khích bé suy nghĩ và rút kinh nghiệm, trong khi áp dụng phương pháp TimeOut, không nên nói gì hoặc khuyên gì với bé.

Các bước khi áp dụng Phương Pháp TimeOut:

1. Hãy sử dụng Phương Pháp TimeOut khi thật sự cần thiết.

phuong-phap-timeout-1

Time-Out có thể có hiệu quả, đặc biệt cho những trẻ mà gặp khó khăn trong việc chuyển tiếp qua các trạng thái hoặc trò chơi khác, nhưng bạn nên luôn luôn nhớ và mặc định rằng mình phải giúp trẻ tìm ra những cách cư xử tốt trước. Bạn cũng nên chắc chắn rằng con bạn đủ lớn để hiểu về quan điểm của phương pháp TimeOut. Độ tuổi 2.5 hoặc 3 là thời điểm mà bạn có thể áp dụng Time-Out và trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ trưởng thành sớm có thể áp dụng sớm từ lúc trẻ 2 tuổi. Nếu trẻ không thể ngồi yên khi chúng ta áp dụng Time-Out mà không cần sự giám sát liên tục, có lẽ trẻ còn quá nhỏ để áp dụng Time-Out cho chúng.

2. Có một nơi để áp dụng phương pháp Time-out.

phuong-phap-timeout-2

Trẻ nên bị áp dụng hình phạt Time-out tại một số nơi cố định đáp ứng một số điều kiện. Nơi này không nên là một nơi mà có thể sử dụng cho những việc khác, khi con bạn chắc chắn sẽ liên tưởng một cách tiêu cực với nơi áp dụng Time-Out (vì thế đừng sử dụng giường ngủ của Trẻ để áp dụng Time-out). Trẻ nên được để một mình, và không có bất cứ thứ gì để chơi vì thế nhận thức của trẻ là tiêu cực. Điểm cuối cùng cũng là đề tài tranh luận của hai trường phái, vì thế bạn sẽ phải trải nghiệm để xem coi cái nào là tốt nhất với trường hợp của bạn.

  • Trường pháp 01: Cho trẻ ở trong phòng một mình, nơi chúng không thể thấy bất kỳ ai, kể cả bạn.
  • Trường Phái 02: Cho trẻ ở một nơi mà chúng có thể thấy những đứa trẻ khác đang chơi, nhưng tại đó chúng không được phép tham gia chơi với bạn.

3. Xác định một khoảng thời gian hợp lý.

phuong-phap-timeout-3

Những độ tuổi khác nhau nhận thức về thời gian cũng khác nhau, vì thế bạn sẽ cần áp dụng phương pháp time-out cho con bạn trong một khoảng thời gian phù hợp tương ứng với độ tuổi của trẻ. Quy luật áp dụng sẽ khác nhau giữa 1 phút cho 01 năm đầu tiên của tuổi, hay hơn một phút cho mỗi năm còn lại của độ tuổi (vì thế là 3 phút cho trẻ 2 tuổi). Hãy quyết định cái nào mà bạn nghĩ là tốt nhất.

4. Sử dụng Đồng Hồ.

phuong-phap-timeout-4

Sử dụng đồng hồ để con bạn có thể biết nó bị áp dụng Time-Out trong bao lâu, và bao lâu có thể giúp chúng làm dịu căng thẳng (đây cũng mục tiêu của phương pháp time-out) và bắt đầu cư xử tốt hơn. Bạn nên mua một thiết bị báo thức xinh xắn để áp dụng phương pháp Time-out cho Trẻ.

5. Cho trẻ những yêu cầu rõ ràng, dứt khoát.

phuong-phap-timeout-5

Nếu bạn dự định nói với trẻ xin lỗi hay có những yêu cầu khác để thoát khỏi time-out, khi đó bạn cần phải yêu cầu một cách rõ ràng và dứt khoát trong hướng dẫn của mình. Nếu trẻ nghĩ rằng chúng có thể làm cái mà bạn yêu cầu (để thoát khỏi time-out) bằng cách chỉ làm một cách qua loa, hoặc ở mức thấp nhất, khi đó bạn có lẽ sẽ nổi giận với chúng và “thay đổi luật chơi”.

Ví dụ như: Nếu bạn yêu cầu trẻ xin lỗi, bạn cần nói với chúng làm cách nào để xin lỗi. Hãy nói “Con cần phải nhìn vào mắt bố và nói “Con Xin Lỗi”. Nếu bạn chỉ đơn giản là nói chúng phải xin lỗi và rồi con bạn nói xin lỗi nhưng nói với bức tường, đặc biệt trong những lần đầu khi trẻ tiếp cận phương pháp mới này, trẻ có quyền giận dữ nếu bạn lại áp dụng time-out cho chúng một lần nữa. Trẻ cảm thấy không công bằng vì đã đáp ứng yêu cầu của bạn là “xin lỗi”, nhưng vẫn tiếp tục bị phạt. Hãy nhớ rằng, trẻ không thể đọc được suy nghĩ và mong muốn của bạn.

6. Hãy áp dụng phương pháp TimeOut cho bản thân bạn.

phuong-phap-timeout-6

Hãy áp dụng những quy luật của Phương Pháp TimeOut cho chính bạn thân bạn. Điều này giúp bạn làm mẫu cho những hành vi tốt. Nếu bạn làm những gì mà bạn đã bảo trẻ không được làm và khi chúng thấy bạn làm, hãy để chúng phạt bạn bằng Time-out. Điều này sẽ dạy trẻ về tính công bằng và sẽ làm cho chúng nhận thức tốt hơn khi bạn áp dụng phương pháp TimeOut cho trẻ.

Theo khảo sát của chúng tôi, phương pháp TimeOut là một phương pháp rất hiệu quả trong việc xây dựng tính kỷ luật và điều chỉnh hành vi cho Trẻ. Nhưng qua thực tế trao đổi với quý vị phụ huynh, việc áp dụng phương pháp này rất khó và còn nhiều hạn chế tại Việt Nam do những điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng cung cấp cho các bạn một phương pháp hiệu quả, tiên tiến để quý vị phụ huynh tham khảo và điều chỉnh cho hợp lý với trường hợp của mình.

 

Mục lục series bài viết “Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi”:

Bài 01: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Chiến Thuật Đánh Lạc Hướng.

Bài 02: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Xác định hậu quả.

Bài 03: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Phương Pháp TimeOut

Bài 04: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Hãy Nhất Quán.

Bài 05: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Nhấn Mạnh Mặt Tích Cực.

Bài 06: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ.

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *