Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi -Bài 5: Nhấn mạnh mặt tích cực

Như vậy là chúng ta đã đi đến loạt bài thứ 05 trong series xây dựng và rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi. Trong bài viết này, Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz xin chia sẽ với Quý Phụ Huynh cách thức khuyến khích và định hướng trẻ làm những hành vi phù hợp và tốt, cách thức loại bỏ những hành vi xấu của Trẻ. Chuyên mục “Nhấn Mạnh Mặt Tính Cực” trong việc rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi bao gồm những nội dung chi tiết như sau:

Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Bài 05: Nhấn Mạnh Mặt Tích Cực.

(Có thể áp dụng cho Trẻ từ 1 – 5 tuổi)

1. Lơ đi những hành vi không tốt.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-khuyen-khich-tich-cuc

Khi trẻ làm điều gì đó không tốt, đừng khuyến khích trẻ bằng cách đặt nhiều sự chú ý của bạn đối với nó (điều này rất nhiều gia đình Việt Nam mắc phải, trẻ nói một câu không đúng, không lễ phép nhưng cô dì chú bác, mọi người đều cười xòa và thậm chí nhiều lúc khen trẻ là lanh, …). Ngoài ra, việc không đặt sự chú ý đối với hành vi không hợp của trẻ còn thể hiện ở việc bạn đừng la mắng trẻ nữa (la mắng cũng là một hình thức bố mẹ đặt sự chú ý vào hành vi của con cái). Trẻ đang cố gắng thu hút sự chú ý của bạn đó, vì thế hãy “khuyến khích” hành vi đó  của trẻ bằng cách hoàn toàn làm ngơ với chúng đi. Nếu bạn không thể làm điều này, hãy đặt trẻ ở nơi mà chúng không trông thấy bạn, hay ít nhất là đừng nhìn thẳng vào mắt chúng và tránh việc động chạm vào trẻ.

2. Nói với Trẻ khi nào bạn vui sướng, hạnh phúc.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-khuyen-khich-tich-cuc-2

Khi trẻ làm điều gì đó tốt, đúng, hãy nói với trẻ rằng bạn rất tự hào và hành phúc vì điều đó. Trẻ luôn muốn làm hài lòng bạn, vì thế hãy chỉ ra khi nào chúng làm được điều đó, và bạn sẽ vui vẻ như thế nào. Điều này làm trẻ luôn có xu hướng hướng tới những hành vi tốt trong tương lai.

3. Chỉ sử dụng lới khen khi phù hợp.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-khuyen-khich-tich-cuc-3

Hay ít nhất là, hãy dứt khoát khi mà bạn đang khen trẻ. Lúc nào cũng nói với trẻ “Tốt lắm!” hay “Giỏi quá!” cho tất cả mọi thứ mà trẻ mà Trẻ làm có thể làm giảm giá trị đối với những hành vi tốt. Hãy thật sự tiết kiệm những lời khen nghiêm túc và chỉ cho khi trẻ thật sự đạt được nó.

  • Chú ý rằng việc nói với trẻ “Wow… con đã làm rất tốt…” sẽ rất khác so với khi nói với trẻ “Ồ, mẹ rất thích khi con làm điều này. Nó làm mẹ rất vui…”

4. Hãy cho trẻ những phần thưởng đối với một vài hành vi.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-khuyen-khich-tich-cuc-4

Đôi khi phần thường hay là những khuyến khích tích cực sẽ hợp lý. Nó nên được sử dụng một cách hạn chế, chỉ trong những trường hợp chính đáng. Ví dụ như: chia sẽ đồ chơi xứng đáng được nhận phần thưởng là một viên kẹo chẳng hạn (bởi vì việc chia sẽ đồ chơi với bạn là rất khó đối với trẻ nhỏ).

  • Trẻ không đòi hỏi nhiều quá đâu. Một thanh M&M hay 1 viên kẹo có thể làm trẻ vui vẻ và thỏa mãn rồi.

5. Đừng mua chuộc, dụ dỗ trẻ.

Tuyệt đối không áp dụng việc mua chuộc hay dụ dỗ trẻ cho những hành vi đúng đắn. Việc thương lượng với trẻ là tuyệt đối không nên, chúng chỉ dạy trẻ cách phớt lờ bạn cho đến khi mà bạn đáp ứng cái mà chúng muốn, hayla2 chúng sẽ đợi đủ lâu để có thể đạt được mục tiêu của chúng. Một khi bạn đã thương lượng với trẻ, sẽ rất khó khăn để ngăn chặn hành vị này ở trẻ và cả bạn nữa. Do đó, hãy tuyệt đối thận trọng với việc thương lượng.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-khuyen-khich-tich-cuc-5

6. Hãy sử dụng giao tiếp bằng cơ thể, nhưng đừng đét mông trẻ.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-khuyen-khich-tich-cuc-6

Nếu bạn đang chiến đấu để làm trẻ chú ý, đừng dùng đến hành động đét mông trẻ. Đây là một cách vô cùng phi khoa học và không hiệu quả. Thay vào đó, hãy giữ chặt tay hay ghì đặt đầu trẻ vào giữa 2 tay bạn và bắt chúng nhìn thẳng vào bạn. Cách này đặc biệt làm trẻ không thoải mái và hiệu quả hơn nhiều so với việc đét mông trẻ. Bằng cách này, chúng ta không dạy cho trẻ những bài học tiêu cực, giống như “giải quyết vấn đề bằng bạo lực”.

Hy vọng quý vị phụ huynh có thêm được cách thức và phương pháp giáo dục và rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi sau khi đọc bài viết này.

 

Mục lục series bài viết “Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi”:

Bài 01: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Chiến Thuật Đánh Lạc Hướng.

Bài 02: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Xác định hậu quả.

Bài 03: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Phương Pháp TimeOut

Bài 04: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Hãy Nhất Quán.

Bài 05: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Nhấn Mạnh Mặt Tích Cực.

Bài 06: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ.

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *