Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 Tuổi – Giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ.

Như vậy là chúng ta đã đi qua 05 bài trong chuyên mục Rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ 1-3 tuổi. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với bạn cách thức giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo và thảo luận nội dung chi tiết:

Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Bài 6: Giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ

(có thể áp dụng cho Trẻ từ 1 – 5 tuổi)

1. Dạy trẻ nhỏ cách giao tiếp thông qua cử chỉ.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-ngan-chan-con-gian-du-2

Lý do chính mà trẻ từ 1-3 tuổi phản ứng tiêu cực là bởi vì chúng nghĩ rằng khóc và la hét là cách tốt nhất để giao tiếp. Điều này trẻ học được ở giai đoạn sơ sinh khi mà mỗi lần trẻ khóc và la hét là bố hay mẹ đều bồng, bế, dỗ trẻ, hay cho trẻ ăn, kiểm tra tả… Điều này hoàn toàn đúng ở giai đoạn sơ sinh. Nếu bạn muốn trẻ cảm thấy rằng có nhiều cách giao tiếp tốt hơn, nhưng mà chúng có thể chưa có kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ (nói) tốt, hãy dạy trẻ cách giao tiếp bằng cử chỉ & điệu bộ. Khởi đầu càng sớm càng tốt. Những cử chỉ sẽ dạy trẻ cách sử dụng “từ” thay vì khóc để đạt cái mà trẻ muốn.

  • Lưu ý: Giao tiếp thông qua cử chỉ không ảnh hưởng gì đến khả năng học nói của Trẻ, miễn là bạn ra dấu và nói ở cùng một thời điểm. Điều này đã được chứng mình là sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của cơ quan ngôn ngữ trên bộ não của trẻ. Điều này sẽ làm cho việc cảm thụ ngôn ngữ của trẻ tốt hơn trong cuộc sống sau này.

2. Tạo ra những hoàn cảnh có thể đoán trước được.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-ngan-chan-con-gian-du-3

Một lý do khác về việc tại sao trẻ nổi cơn giận là bởi vì chúng bối rối và không thể đương đầu với cảm giác khó chịu của việc mất phương hướng. Hãy tránh giúp trẻ những cơn giận có thể hiểu được  bằng cách tạo ra những hoàn cảnh, môi trường mà ở đó trẻ ít gặp những sự ngạc nhiên, bất ngờ. Lịch ngủ và ăn thường xuyên, đúng giờ, cũng như lịch liên quan đến chăm sóc, hay học hành ở Nhà Trẻ, Trường Mẫu Giáo, Trường Mầm Non.

3. Cho Trẻ những sự lựa chọn.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-ngan-chan-con-gian-du-4

Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn những vấn đề liên quan đến hành vi cư xử ở trẻ 1-3 tuổi là việc cho trẻ những sự lựa chọn. Điều này cho trẻ có cảm giác độc lập mà không cần phải đòi hỏi. Cho trẻ một số chọn lựa có giới hạn trong những tình huống mà bạn có thể và trao đổi với trẻ về những chọn lựa này.

  • Ví dụ như, để trẻ chọn giữa đậu và mì trong bữa tối, cơm hay cháo. Nếu Trẻ không muốn cả hay, chỉ đơn giản là để trẻ đói. (Trẻ không thể đòi hỏi ngoài những sự chọn lựa được).
  • Cho trẻ chọn lựa giữa 2 cái áo mà trẻ sẽ mặc vào buổi sáng.
  • Luôn luôn làm cho sự chọn lựa lúc nào cũng sôi động và hứng thú.

4. Hướng dẫn & Dạy cách giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-ngan-chan-con-gian-du-5

Khi trẻ thật sự bực mình, chỉ cho trẻ những cách lành mạnh để giải tỏa những cảm xúc này. Giống như người lớn, chỉ đơn giản dập tắt những cảm xúc phải nói là rất khó khăn. Dạy trẻ từ sớm về việc làm những thứ hiệu quả để giảm cảm giác chán nản, bực bội và tiêu cực.

  • Ví dụ như: dạy trẻ vẽ những bức tranh giận dữ. Cho trẻ bút chì màu và giấy và bảo trẻ hãy làm những bức hình giận dữ cho bạn.
  • Bạn có thể cho trẻ đá túi đậu (một loại túi đồ chơi của trẻ em) để giải tỏa cảm xúc.
  • Một sự chọn lựa khác là chơi trò la hét. Giúp trẻ la hét, nhưng hãy làm theo những cách ngây thơ, ngớ ngẫn để mà chúng có thể kết thúc bằng những nụ cười.
  • Hát một bài hát có thể cũng là một chọn lựa tốt cho trẻ 1-3 tuổi. Có thể chọn lựa những bài hát giai điệu vui nhộn, đặc biệt là trẻ thích. Khi trẻ nổi giận, có thể hát hoặc cho trẻ nghe những bài này.

5. Hãy nhớ rằng chúng chỉ là trẻ con.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre-ngan-chan-con-gian-du-1

Vào cuối này, bạn phải luôn nhớ rằng trẻ nhỏ không có khả năng đương đầu với áp lực giống như bạn, và một vài nhượng bộ có thể sẽ xảy ra. Ví dụ như, cho con một vài món đồ chơi khi bạn đang làm những việc vặt, bời vì trẻ không thể đối phó với những cơn chán nản, không có việc gì làm giống như bạn được.

Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz hy vọng  bài viết “rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ 1-3 tuổi – Bài 6: giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ” sẽ giúp ích được cho Quý vị Phụ Huynh trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con Trẻ.

 

Mục lục series bài viết “Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi”:

Bài 01: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Chiến Thuật Đánh Lạc Hướng.

Bài 02: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Xác định hậu quả.

Bài 03: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Phương Pháp TimeOut

Bài 04: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Hãy Nhất Quán.

Bài 05: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Nhấn Mạnh Mặt Tích Cực.

Bài 06: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ.

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *