Như vậy là quý vị phụ huynh đã đi qua 03 bài trong mục Rèn Luyện Tính Kỷ Luật cho Trẻ 1-3 tuổi. Trong phỏng vấn rất nhiều quý vị phụ huynh tại Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz, chúng tôi nhận thấy rằng việc xây dựng tính kỷ luật cho Trẻ nhỏ là một vấn đề khó khăn đối với hầu hết quý vị phụ huynh. Nhiều người chia sẽ rằng nhiều lúc cũng muốn phạt trẻ, nhưng nghĩ lại thấy tội – nên tha cho. Rồi có người quyết định sẽ phạt trẻ khi trẻ đang quậy phá trong siêu thị, định về nhà sẽ phạt trẻ, nhưng rồi về nhà lại quên mất, người thì lại quá bực mình, đét mông trẻ tại chỗ… Nhìn chung là các bậc phụ huynh của chúng ta cũng không duy trì được tính nhất quán trong việc giáo dục Trẻ, chúng ta thỉnh thoảng cũng để cảm xúc lấn áp lý trí mà đánh trẻ, rồi sau đó có thể lại hối hận và ôm – xoa trẻ, điều này làm cho cùng 1 hành vi lúc thì trẻ bị phạt rất nặng, lúc thì lại bị phạt rất nhẹ. Với trí tuệ của độ tuổi từ 1-3, điều này rất khó hiểu và làm trẻ bối rối.
Trong loạt bài này, chúng tôi xin chia sẽ với quý vị phụ huynh việc duy trì tính nhất quán trong rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ.
Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Bài 04: Tính Nhất Quán.
(có thể áp dụng cho trẻ từ 1 – 5 tuổi)
1. Thiết lập thứ tự ưu tiên:
Rất dễ để thất vọng và lấy nó ra từ lũ trẻ của bạn, đưa ra những hình phạt gay gắt hơn có lẽ phù hợn. Hãy né tránh những việc làm trên bằng cách thiết lập thứ tự ưu tiên, quyết định trước thời gian của những hành vi nào thì sẽ bị phạt rất gay gắt, và những hành vi nào thì chỉ bị phạt bằng TimeOut thôi.
Đánh nhau và cắn nhau, cũng như là bất kỳ thứ gì có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng thường thì sẽ được áp dụng các hình phạt tăng nặng, nhưng bạn sẽ phải quyết định cái gì là tốt nhất cho mình.
2. Tránh việc đe dọa suông.
Đừng đe dọa con bạn với một hình pạt và sau đó thì không thực hiện. Điều này dạy cho trẻ không vâng lời bạn hay không nghĩ là khả năng hậu quả sẽ nghiêm trọng. Sẽ tốt hơn nếu bạn không có bất kỳ phản ứng nào hơn là việc đe dọa rồi sau đó không làm gì cả.
3. Trì hoãn án phạt của bạn.
Đừng cảm thấy tội nghiệm thay cho con mình phần nào đối với án phạt rồi sau đó nới lỏng nó. Điều này rất khó, bởi vì thiên chức làm cha mẹ ai cũng yêu thương con mình và mong muốn bé luôn được hạnh phúc, vui vẻ. Nhưng việc phải chịu một án phạt đầy đủ (không gia giảm) sẽ rất quan trọng, và chúng sẽ không trông mong vào việc chúng có thể điều khiển tình cảm của bạn trong việc giảm nhẹ hoặc xóa bỏ hình phạt cho chúng.
4. Không thương lượng.
Thương lượng với trẻ là con đường nhanh nhất để hình thành thói quen cư xử không đứng đắng và không vâng lời ở Trẻ nhỏ. Đừng làm như vậy. Trẻ sẽ có cái mà bạn cho chúng hay là không có gì cả. Chúng cuối cùng sẽ biết được điều đó. Hãy mạnh mẽ.
5. Thiết lập những thời điểm cụ thể cho những hành vi khác nhau.
Trẻ nhỏ không có khả năng hiểu được sự ứng biến, sự tinh tế, vì thế hãy cố gắng tạo ra môi trường nhất quán bằng cách giữ nguyên các quy định, luật lệ một cách giống nhau, nhất quán trong tất cả các tình huống cơ bản. Cũng là một ý tốt để cho Trẻ thấy được rằng có những khu vực và thời điểm cho những hành vi cụ thể nào đó, vì thế chúng không cảm thấy “lúc nào cũng bị cấm đoán”. Ví dụ như việc quy định la hét là okay khi trẻ sinh hoạt ở ngoài trời. Cố gắng đừng sửa đổi những quy định và luật lệ này, trừ khi chúng làm trẻ bối rối, khó hiểu. Hãy chờ cho đến khi trẻ đạt 4 tuổi, trước khi thêm những điều kiện khác.
Rất hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho quý vị phụ huynh thêm ý tưởng và cách thức trong việc nuôi dạy và giáo dục Trẻ, đặc biệt là việc rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi.
Mục lục series bài viết “Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi”:
Bài 01: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Chiến Thuật Đánh Lạc Hướng.
Bài 02: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Xác định hậu quả.
Bài 03: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Phương Pháp TimeOut
Bài 04: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Hãy Nhất Quán.
Bài 05: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Nhấn Mạnh Mặt Tích Cực.
Bài 06: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ.