Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu cách thức xây dựng và rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ thông qua chiến thuật đánh lạc hướng trẻ. Mục tiêu của điều này chủ yếu giữ cho trẻ bình tỉnh, không cáu giận và mất đi kiểm soát trong các tình huống, sau đó chúng ta sẽ giải thích với trẻ về nguyên nhân tại sao như thế. Nếu bạn chưa đọc bài viết đó, bạn có thể tham khảo “Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Chiến Thuật Đánh Lạc Hướng“.
Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Xác Định Hậu Quả
Trong loạt bài này, Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz xin chia sẽ với quý vị phụ huynh về việc xây dựng và rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi thông qua hình thức “Xác Định Hậu Quả” hay còn gọi là “Xác định hình thức Phạt liên quan đến hành vi sai phạm của Trẻ”. Khi trẻ đã biết thế nào là đúng, thế nào là sai, biết được cái nào được làm và không được làm, nhưng nhiều lúc trẻ vẫn cố ý làm theo. Việc “xác định hậu quả của hành vi” là rất cần thiết để xây dựng và rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ, đồng thời cũng giúp bố mẹ trong việc không gây ra những phản ứng quá mức (như đánh, la mắng quá mức kiểm soát…) đối với 1 hành vi của trẻ (vì chúng ta đã đặt ra một hệ thống phạt liên quan đến từng hành vi cụ thể).
1. Bạn cần biết rằng khi nào một sự trừng phạt là phù hợp.
Nói chung, việc xác định cho trẻ những quy định về sự trừng phạt là một ý tưởng rất hay, nhưng bạn cần phải làm điều đó một cách hợp lý và có lý do rõ ràng. Nếu trẻ lần đầu tiên phạm phải sai lầm, hay làm một điều gì đó sai, hoặc là trẻ đã làm một điều gì đó mà okay trong một tình huống này, nhưng lại sai trong một bối cảnh khác, bạn chỉ nên cho trẻ một lời nhắc nhở thôi. Chúng đang học và bạn không thể trông đợi chúng có thể hiểu suy nghĩ của bạn. Tuy vậy, nếu chúng cứ lặp đi lặp lại những hành vi mà chúng biết rằng không được phép, hình phạt nên được đặt ra.
2. Nhắc nhở trẻ về hậu quả.
Trước khi áp đặt những hình thức phạt, cảnh báo trẻ về hậu quả sắp sẽ xảy ra. Đếm đến 3 không phải là giải pháp hay vì nó dạy cho trẻ rằng chúng không cần phải đáp ứng lại yêu cầu của bạn ngay lập tức. Thay vào đó, hãy nói với trẻ rằng hậu quả sẽ xảy ra nếu chúng tiếp tục làm hành động đó và nếu chúng không dừng lại ngay lập tức, đó là thời điểm mà bạn cần phải biến những cảnh báo thành hành động.
3. Kết hợp hậu quả với các hành vi sai phạm của Trẻ.
Hình phạt cho một hành vi cần phải cân xứng, phù hợp và được liên hệ một cách hợp lý với hành động mà trẻ đã gây ra. Bạn không muốn trẻ khó hiểu về việc chúng làm sai cái gì, và tại sao nó lại sai. Kết hợp hình phạt với hành động sẽ giúp trẻ học được và giữ bạn không phản ứng quá mức khi đang trong trạng thái bực mình & thất vọng.
- Ví dụ, nếu trẻ ném bữa tối sau khi chúng ăn xong, bắt trẻ dọn dẹp. Tuy nhiên, nếu ch1ung từ chối ăn bữa tối của chúng, khi đó, bạn chỉ đơn giản lấy bữa tối đi và không cho nó thứ gì cả (hoặc một bữa ăn đơn giản chỉ toàn là ngũ cốc, hoặc là bánh mì và một ly nước lọc).
- Nếu chúng đang tranh giành đồ chơi, hãy cất đồ chơi đi một khoảng thời gian.
- Nếu chúng từ chối mặc áo khoát, đơn giản để chúng chịu lạnh trong một chút.
4. Lôi kéo mọi người tham gia.
Mẹ, Bố, Bà Nội, Ông Nội, Bà Ngoại, Ông Ngoại,Cô, Dì, Cậu, Mợ, Anh, Chị,… tất cả cách thành viên trong gia đình đều biết rằng hậu quả nên được đặt ra nếu trẻ phạm sai lầm. Bạn không muốn trẻ nhỏ trở nên quen với việc trẻ thực hiện những hành vi xấu khi chúng quay trở về nhà hay là ở một môi trường khác nào đó. Điều này rất khó khăn, nhưng giải thích rằng nó sẽ tốt cho mọi người và giúp họ có những công cụ họ cần để đưa ra những hình phạt đúng lúc.
JumboKiz hy vọng rằng quý vị phụ huynh sẽ có thêm ý tưởng và phương pháp để xây dựng và rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ khi còn nhỏ. Để hoàn tất, JumboKiz đề nghị quý phụ huynh nên tham khảo lượt bài tiếp theo “Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Phương Pháp Time-out” để có thêm ý tưởng, cách thức xây dựng & rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ nhỏ.
Mục lục series bài viết “Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi”:
Bài 01: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Chiến Thuật Đánh Lạc Hướng.
Bài 02: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Xác định hậu quả.
Bài 03: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Phương Pháp TimeOut
Bài 04: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Hãy Nhất Quán.
Bài 05: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Nhấn Mạnh Mặt Tích Cực.
Bài 06: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ.