Trẻ giai đoạn 1 – 3 tuổi (toddlers): chúng rất khó để chúng ta điều khiển hay kiểm soát. Đây là một giai đoạn trong cuộc sống mà trẻ bắt đầu nhận ra rằng chúng có thể hành động một cách độc lập như người lớn… và bắt đầu một chuỗi thử nghiệm để tìm ra một cách chính xác những hành vi độc lập nào mà chúng có thể làm. Thời gian này có thể làm cho bạn nhức đầu, căng thẳng và “mệt màng nhỉ” và cũng đương nhiên, con bạn cũng sẽ cảm thấy căng thẳng với bạn. Nếu bạn muốn tìm một cách để kiểm soát hành vi của trẻ mà không cần dùng đến bạo lực (đét vào mông…), hãy đọc chuỗi bài “Rèn Luyện Tính Kỷ Luật cho Trẻ từ 1 – 3 tuổi”. Chuỗi bài này sẽ hướng dẫn và thảo luận với bạn làm thế nào truyền cho trẻ những hành vi lành mạnh mà trẻ có thể ứng dụng cả đời, làm cho chúng vui vẻ, hạnh phúc, người có trách nhiệm hơn sau này.
Phương Pháp Rèn Luyện tính Kỷ Luật cho Trẻ – Bài 01: Chiến Thuật Đánh Lạc Hướng.
1: Biết khi nào phải đánh lạc hướng.
Trẻ nhỏ thay đổi trạng thái, thái độ như chong chóng. Vì thế, nếu bạn có thể làm trẻ phân tán một thời gian đủ dài để trẻ quên đi cái đang làm chúng bực mình. Đó gọi là chiến thuật đánh lạc hướng. Dĩ nhiên, mục tiêu không phải là làm trẻ phân tán để chúng không thể học được, mà là giúp trẻ thoát khỏi cảm giác bực bội, nóng giận ngay tại giây phút mà trẻ nổi cơn. Tuy nhiên, có vài tình huống mà việc rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ bằng cách sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng sẽ giảm tác dụng. Nếu trẻ đang làm những hành vi xấu, một lời trách mắng có lẽ sẽ tốt hơn là sử dụng chiến thuật “đánh lạc hướng”.
Ví dụ như: đánh nhau hay cắn nhau với những đứa trẻ khác có thể sẽ bị trách mắng, trong khi đơn giản là không muốn chia sẽ đồ chơi với bạn thì sẽ là một cơ hội tuyệt vời để áp dụng chiến thuật “đánh lạc hướng”.
2: Giải thích với trẻ.
Để rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ, bạn phải luôn luôn giải thích rằng tại sao trẻ không nên làm những gì. Khi chúng làm sai việc gì, chúng cần phải biết rằng cái đó là sai để mà chúng không phạm phải lần nữa. Cố gắng giải thích cho trẻ một cách đơn giản, nếu việc đánh lạc hướng trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, rắc rối. Chỉ khẳng định một cách đơn giản và giúp trẻ chuyển sang cái khác.
Ví dụ như nếu con bạn đang tranh giành đồ chơi với bạn, đơn giản hãy nói “Nào, chúng ta không được đánh nhau với bạn nhé. Chúng ta phải chia sẽ đồ chơi để mà mỗi người sẽ có một lượt chơi. Con sẽ chơi đồ chơi này sau nhé. Bây giờ mẹ và con hãy cùng nhau qua nhà banh chơi với bóng nhé”.
3: Thay đổi dòng suy nghĩ của chúng.
Nếu những cơn giận có liên quan đến những thứ Trẻ đang nghĩ hay cảm nhận, cũng có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách bắt trẻ suy nghĩ về những thứ khác. Điều khiển tiến trình suy nghĩ của trẻ bằng cách đặt những câu hỏi và chậm rãi thay đổi những câu hỏi sang những lĩnh vực khác với thứ mà Trẻ đang bực mình, cho đếnkhi nào chúng hoàn toàn quên đi nguồn gốc của vấn đề đã bực mình.
Ví dụ: Nếu bạn thấy con bạn đang chạy, bỗng nhiên va khuỷa tay vào bàn và ngã ra, hãy hỏi chúng có đau ngón tay không, đau chân không, đau tay không, đau bụng không?. Hãy di chuyển sang những bộ phận cơ thể mà bạn biết rằng không đau, bắt trẻ suy nghĩ rằng cảm giác “không đau” ở những bộ phận khác của cơ thể chúng.
4: Tạo ra sự thông cảm.
Một phương pháp rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ bằng cách đánh lạc hướng khác là tạo ra sự thông cảm trong khi tách trẻ ra khỏi một hành động nào đó. Điều này sẽ hữu ích như là một kỹ năng sống khi mà nó sẽ giúp trẻ trở nên chu đáo và thận trọng hơn với những hậu quả mà hành động của Trẻ gây ra cho người khác. Sự thông cảm mà trẻ có không nhất thiết phải thực tế, hoặc cũng không nhất thiết phải đến từ vật thể sống.
- “Ồ, đừng vẽ trên ghế chứ. Con sẽ làm ghế dơ đó và cái ghế rất ghét phải đi tắm. Con cũng không muốn tắm mà, phải không?”
- “Ôi, tại sao con lại đánh cái bàn. Con làm cái bàn đau đấy. Con đâu muốn bạn đánh con đâu phải không, vậy tại sao con lại đánh cái bàn? Hay là chúng ta cùng đi tìm một chổ cho con để đánh nha”.
- “Đừng kéo tai của con mèo nữa, điều đó làm nó đau và bực mình đó. Chúng ta nuôi mèo một cách dịu dàng, giống như vầy. Ồ, xem kìa, con mèo thích được vuốt ve dịu dàng chưa. Nhìn xem nó đang thích thú kìa…. haha…. nó thích thú kìa….”
5. Đưa ra những sự lựa chọn thay thế.
Khi bạn đánh lạc hướng một đứa trẻ, bạn luôn cần phải cho chúng một cái gì khác để làm. Điều này dạy chúng biết cách tìm kiếm những thứ khác làm mình vui vẻ, hơn là việc ngồi lì ở đó để bực mình về cái mà mình không thể có hoặc không thể làm. Điều này đỏi hỏi sự khéo léo, khi mà thỉnh thoảng trẻ nhỏ có thể rất bướng bỉnh, vì thế bạn phải biết cái gì cái gì có tác dụng tốt nhất cho con của bạn.
Chuẩn bị một số hoạt động mà trẻ thực sự thích thú để lấy ra khi chúng ta cần sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng. Ví dụ như: trò chơi nhào nặn với đất sét hay thổi bong bóng…
6. Di chuyển Trẻ.
Nếu bạn thật sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những thứ khác cho trẻ chơi hay làm, hãy thử di chuyển trẻ sang chổ khác để mà chúng có những giây phút dễ chịu hơn. Ví dụ như: khi trẻ đòi một món đồ nào đó mà bạn không thể cho trẻ được, đơn giản nhất là hãy dẫn trẻ ra khỏi phòng (nếu lúc đó bạn chưa nghĩ ra được trò gì để đánh lạc hướng trẻ), tách ly trẻ khỏi môi trường có món đồ đó. Bằng cách này, có ít thứ để trẻ liên tưởng đến món đồ mà chúng đã đòi hỏi và chúng buộc phải suy nghĩ đến những sự vật khác, trò chơi khác.
Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz hy vọng rằng với chiến thuật đánh lạc hướng, quý vị phụ huynh sẽ dễ dàng áp dụng và có thể rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ của mình. Tuy nhiên, để có thể Rèn Luyện Tính Kỷ Luật Cho Trẻ tốt hơn, quý vị phụ huynh nên tham khảo 02 bài tiếp theo trong loạt bài “Rèn Luyện Tính Kỷ Luật Cho Trẻ từ 1 – 3 tuổi”.
Mục lục series bài viết “Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi”:
Bài 01: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Chiến Thuật Đánh Lạc Hướng.
Bài 02: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Xác định hậu quả.
Bài 03: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Phương Pháp TimeOut
Bài 04: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Hãy Nhất Quán.
Bài 05: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Nhấn Mạnh Mặt Tích Cực.
Bài 06: Rèn luyện tính kỷ luật cho Trẻ 1-3 tuổi – Giải tỏa cơn giận dữ của Trẻ.