Làm thế nào khi Trẻ ngỗ nghịch?

Ngỗ nghịch là một thói quen tâm lý cố chấp và cực đoan . Nó khiến trẻ không thể nhận thức một cách khách quan và chính xác vè bản thân của một sự việc . Trái lại, trẻ còn áp dụng các phương pháp và cách thức sai lầm để giải quyết các vấn đề gặp phải . Tâm lý ngỗ nghịch thường xuyên xuất hiện và lặp lại sẽ hình thành một kiểu định thức tâm lý hẹp hòi , bất cứ lúc nào và ở đâu đều hành động ngược lại với đạo lý thông thường . Tâm lý ngỗ nghịch là một dạng phẩm chất tiêu cực , không chỉ có hại trong qá trình học tập, mà còn gây ra những bất lợi cho sự phát triển tâm hồn lành mạnh của trẻ .

Làm thế nào khi Trẻ ngỗ nghịch

 

1). Mối quan hệ ngỗ nghịch của trẻ và gia đình .

lam-the-nao-khi-tre-ngo-nghich-1

Nếu phân tích tỉ mỉ, bạn sẽ thấy tâm lý ngỗ nghịch của trẻ có mối lien quan rất lớn đến gia đình :

  • Phương thức giáo dục của gia đình không phù hợp : thông thường , trẻ ít khi tỏ ra ngỗ nghịch nhưng, khi trẻ vừa nói sai hoặc làm sai một việc gì đó , chamẹ liền cảm thấy khong hài lòng, llớn tiếng chỉ trích hoặc trách mắng, khiến trẻ bị kích thích tâm lý, lớn tiếng cãi lại hoặc chống đói bằng cách im lặng. Như vậy, trẻ sẽ dần dần hình thành tâm lý ngỗ nghịch. Cha mẹ dùng phương thức chuyên chế để quản lý giáo dục trẻ thường rất khó thành công .
  • Trẻ không bằng lòng với những hành vi của cha mẹ : nhiều lúc, trẻ cảm thấy bất mãn với những hành vi của cha mẹ như thiên vị , nói thế này mà làm thế khác, nhưng lại không dám nói ra với cha mẹ. Trẻ sẽ sử dụng phương thức không nghe lời người lớn để trút bỏ sự bất mãn .
  • Được nuông chiều từ nhỏ : cha mẹ đừng nên cho rằng trẻ còn nhỏ mà nuông chiều, điều đó chỉ khiến trẻ mắc lỗi mà không sửa đổi. Điề này ccần được rèn luyện từ nhỏ, vì khi trẻ trưởng thành, thói quen đã ăn sâu vào nếp sống, sửa chữa cũng đã muộn .
  • Mối quan hệ gia đình không hòa thuận : mối quan hệ của cha mẹ căng thẳng, thường xuyên cãi vã sẽ hình thành cảm xúc tiêu cực, gét bỏ ở trẻ. Khi đó, trẻ thường chọn giải pháp trốn tránh .

2). Phương pháp xóa bỏ tâm lý ngỗ nghịch của trẻ.

lam-the-nao-khi-tre-ngo-nghich

Muốn xóa bỏ tâm lý ngỗ nghịch của trẻ, cha mẹ nên bắt đầu thực hiện các việc làm dưới đây:

  • Giao tiếp bình đẳng : cha mẹ nên đứng trên lập trường của người thứ ba để phân tích nguyên nhân vì sao trẻ trở nên ngỗ nghịch. Cha mẹ luôn cho răgf mình đúng, trẻ phải nge theo lời mình. Tuy nhiên, trẻ cũng cõ cách nghĩ và cách xử lý vấn đề của riêng chúng. Cha mẹ nên nhẫn nại lắng nghe cách nghĩ của trẻ, cố gắng đạt được sự nhất trí với trẻ ở phương diện tình cảm và những sự việc cụ thể ở trong cuộc sống. ngoài ra, cha mẹ cũng nên có những nhượng bộ thích hợp .
  • Lấy mình làm gương : cha mẹ luôn đặt ra yêu cầu nghiêm khắc với trẻ, nhưng hành vi của chính họ lại rất tùy tiện. Vì vậy, trẻ cho rằng ngay cả bản thân cha mẹ cũng chưa làm được, thì chảng có lý gì đòi hỏi chúng phải làm . Tóm lại, cha mẹ nên lấy mình làm gương.

Giáo dục bằng hành động thục tế còn tác dụng hơn nhieuù so với lời nói. Một khi cha mẹ đã là gương tốt, trẻ tất nhiên sẽ noi và sẽ luôn nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ .

  • Bước vào thế giới nội tâm của trẻ : khi trẻ vì say mê một thứ gì đó mà ảnh hưởng đến kết quả học tập , đa số cha mẹ ngăn cấm một cách thô bạo. Nhưng hành xử như vậy thường phản tác dụng. Cha mẹ không nên vội vàng tức giận mà cần nhẫn nại quan sát sự thích thú của trẻ, hiểu rõ tình hình, sau đó đưa ra lời nhắc nhở cho phù hợp . Khi mối quan hệ đã trở nên thân thiết, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận lời khuyên bảo .

Thực ra, mọi đứa trẻ đều muốn sống hòa thuận vói cha mẹ, đều muốn được cha mẹ thấu hiểu và tôn trọng.

  • Phê bình một cách nghệ thuật : thông thường, cha mẹ nhìn thấy trẻ mắc lỗi liền lập tức phê bình. Làm vậy sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ hình thành tâm lý chống đối. trước tiên, cha mẹ nên thừa nhận và biểu dương những ưu điểm của trẻ, sau đó chỉ ra những điểm còn thiếu sót và sai lầm. Lúc đó, lòng tự trọng của trẻ đã được thỏa mãn và chúng sẽ vui vẻ tiếp nhận .

Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz mong rằng sau khi đọc bài viết “Làm thế nào khi Trẻ ngỗ nghịch”, Quý Phụ Huynh sẽ hiểu rõ thêm về tâm lý đang có của Trẻ và có những hướng giải quyết phù hợp để giúp trẻ khắc phục tình trạng này.

 

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *