Làm thế nào khi Trẻ có tính đố kỵ?

Đố kỵ là một dạng tâm lý tiêu cực phá vỡ các mối quan hệ, làm tổn thương đén tình cảm đẹp giữa bạn bè, thậm chí còn tạo nên những hành động đấu đá không đáng có. Không những làm tổn thương người khác, những đứa trẻ đó kỵ cũng làm tổn thương chính bạn thân. Những ưu điểm của người khác khiến trẻ khó thoát khỏi tâm trạng tiêu cực, phẫn nộ, đau khổ, hận thù, tự trách, tự hổ thẹn…., dẫn đến buồn rầu, sa sút , mất đi sự tự tin và động lực tiến lên.

Làm thế nào khi Trẻ có tính đố kỵ?

tinh-do-ky-1

 

1). Xây dựng môi trường tốt.

tinh-do-ky-2

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nảy sinh tâm lý hành vi đó kỵ.Đó là do sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa những nhân tố tiêu cực của chính trẻ và nhân tố bên ngoài. Ví dụ : trong gia đình, người lớn ngầm ngi kỵ, coi thường lẫn nhau, bàn bạc, nói xấu người khác trước mặt trẻ sẽ dần ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Vì vậy , cha mẹ nên xây dựng một gia đình đoàn kết yêu thương, tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau. Đây là cốt lõi để phòng ngừa và sửa đổi lòng đố kỵ ở trẻ.

2). Cần đánh giá một cách chuẩn xác .

tinh-do-ky-3

Đứa trẻ nào cũng thích nhận được sự khen ngợi và cổ vũ. Cổ vũ một cách thích đáng có thể cũng cố những ưu điểm của trẻ, tăng cường sự tự tin và thúc đảy không ngừng tiến bộ. Khen ngợi không thích hợp hoặc vượt quá mức độ sẽ làm trẻ kiêu ngạo, coi thường người khác. Trẻ sẽ cho rằng chỉ có mình là giỏi, người khác đều không bằng mình. Thậm chí, khi có người nói có người khác mà không khen ngợi trẻ, trẻ sẽ khó chấp nhận. Điều này là do trẻ còn nhỏ, ý thức về bản thân còn non nớt, cách nhìn nhận vấn đề về còn hạn hẹp nên không thể đánh giá chính xác về bản thân và người khác. Đánh giá của trẻ về chính mình dựa trên những đánh giá của người lớn với trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đánh giá con mình một cách chính xác, không tùy tiện tâng bốc hay tán thưởng quá đáng về khả năng, phẩm hạnh của con mình chỉ vì yêu mến trẻ, để tránh cho trẻ có ấn tượng không chính xác về mình. Cha mẹ cần phải chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của trẻ một cách thích đáng, giúp trẻ hiểu rằng con người đều có ưu điểm và khuyết điểm, và phải không ngừng học hỏi bạn bè.

3). Giúp trẻ nâng cao khả năng của bản thân.

tinh-do-ky-4

Khi phát hiện trẻ không bằng các bạn khác ở một mặt nào đó, cha mẹ không nên trực tiếp trách cứ trẻ. Cha mẹ cần có những hành động giúp đỡ trẻ một cách cụ thể để trẻ nâng cao khả năng ở phương diện này. Nếu có điều kiện cha mẹ có thể mời bạn khác giỏi hơn đến hướng dẫn con mình làm tốt một việc. Việc này không những giúp nâng cao khả năng của trẻ mà sự giúp đỡ chân thành giữa trẻ và các bạn cũng là cách tốt để khắc phục tâm lý đó kỵ.

Những đứa trẻ có khả năng nhất định thường đó kỵ nhiều hơn. Chúng cho rằng mình giỏi nhưng không được chú ý khen ngợi, từ đó nảy sinh lòng đó kỵ với những đứa trẻ được biểu dương, Vậy nên, cùng với việc sửa đổi tâ lý đố kỵ, cha mẹ cần giáo dục cho trẻ về tính khiêm nhường, giúp trẻ hiểu rằng khiêm tốn làm ta tiến bộ, kiêu ngạo làm ta tụt hậu. Phải làm cho trẻ hiểu rằng dù không được khen ngợi nhưng những ưu điểm của trẻ vẫn còn tồn tại, nếu tiếp tục phát huy ưu điểm và học hỏi điểm mạnh của người khác, tài năng của trẻ sẽ vượt trội hơn, được mọi người yêu mến chân thành, bền lâu.

4). Dạy trẻ xây dựng ý thức cạnh tranh lành mạnh .

tinh-do-ky-5

Những đứa trẻ có lòng đó kỵ thường thích đấu đá. Cha mẹ chỉ cần chỉ dẫn trẻ dùng sự nỗ lực và khả năng thực tế của mình để thi đua với người khác. Cạnh tranh là để tìm ra điểm yếu của mình, từ đó cải thiện bản thân theo hướng tích cực, không được dùng lối cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh để dành phần thắng.

Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz hy vọng qua bài viết “Làm thế nào khi Trẻ có tính đố kỵ”, Quý vị phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của Trẻ và có thể có hướng giải quyết và giúp trẻ khắc phục thói quen xấu này.

 

 

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *