Cách xử lý khi Trẻ nói Không – Làm cho trẻ cảm thấy mình trưởng thành

Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu “Cách Xử Lý Khi Trẻ Nói Không” bằng phương pháp “làm việc xung quanh từ Không”, Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một cách tiếp cận khác cho Quý vị phụ huynh tham khảo về vấn đề “Cách Xử Lý khi Trẻ Nói Không” với chủ đề: Làm cho Trẻ cảm thấy mình đã lớn, đã trưởng thành.

Cách xử lý khi Trẻ nói Không
Cách 02 – Làm Cho Trẻ cảm thấy mình đã lớn, đã trưởng thành.

(Dành cho Trẻ từ 1 – 5 tuổi)

1. Hãy tận dụng tính “Hay Bắt Chước” của Trẻ.

cach-xu-ly-khi-tre-noi-khong-truong-thanh-1

Trẻ nhỏ bắt chước mọi người lớn xung quanh trẻ. Bạn có thể sử dụng điều này làm lợi thế cho mình khi trẻ nhỏ đang trong giai đoạn “luôn từ chối”. Thay vì yêu cầu trẻ làm điều gì mà trẻ đã từ chối làm trước đó, đơn giản là làm hành động đó trước mặt trẻ. Hãy thêm vào một chút kịch tính, bạn có thể nói những thứ đại loại như “Đây là việc mà người lớn làm” trong khi bạn đang làm việc đó. Ví dụ như:

  • Nếu trẻ không muốn mặc áo gió ra ngoài khi trời lạnh, chỉ cho trẻ biết rằng bạn cũng đang sử dụng áo khoác bởi vì bạn không muốn bị lạnh và sau đó là nhiễm cảm lạnh.

2. Hãy làm cho Trẻ nghĩ rằng  bạn cần sự giúp đỡ của trẻ để làm việc gì đó.

cach-xu-ly-khi-tre-noi-khong-truong-thanh-2

Nếu bạn giả vờ giống như bạn không biết bạn đang làm gì và bạn nhờ con trai giúp đỡ, Trẻ có thể sẽ có khuynh hướng làm việc mà bạn muốn Trẻ làm. Có 03 cách mà bạn có thể thực hiện điều này, đó là: giả vờ quên, làm sai, và làm kém cỏi.

  • Giả vờ quên. Ví dụ như: nếu trẻ từ chối cất đồ chơi, bạn nhặt lấy vài cái, và hãy chắc chắn ràng trẻ đang nhìn bạn, sau đó cất chúng vào những nơi lạ lẫm, ví dụ như: rổ đựng đồ dơ, tủ đựng chén, hay dưới gối. Con bạn có thể sẽ la rầy bạn vì việc quên chỗ cất đồ chơi của bé, và sẽ nhặt đồ chơi của chúng, để vào nơi phù hợp với chúng.
  • Giả vờ sai. Ví dụ như, lần tiếp theo mà bạn đoán trước sẽ có một cuộc chiến gay go trong bữa ăn với Trẻ. Dùng chiến thuật sau: sau khi chuẩn bị bữa ăn, lúc bắt đầu ăn, bạn bắt đầu ăn bột ngũ cốc trong dĩa hay tô của Trẻ và sử dụng thìa của Trẻ. Có nhiều khả năng Trẻ sẽ nói với bạn rằng “Cái đó là của con” và Trẻ sau đó sẽ giành phần còn lại và ăn hết suất của Trẻ.
  • Giả vờ làm không đúng. Ví dụ như bạn có thể mang giày trái, và hãy chắc chắn rằng Trẻ đang chú ý bạn mang sai. Hãy nói “Mẹ đã sẵn sàng đến trường rồi, còn con!”. Ắt hẳn rằng, khi Trẻ thấy bạn làm sai, chúng sẽ cười lên và bắt bạn sửa. Trẻ sẽ chỉ cho bạn cách bạn nên làm thể náo để mang giày đúng cách.

3. Trì hoãn cơn giận bằng cách kiểm soát tình hình.

cach-xu-ly-khi-tre-noi-khong-truong-thanh-3

Hầu hết cơn giận dữ được tạo ra bởi vài nguyên nhân: tình trạng đói, mệt mỏi, và thất vọng. Để né tránh những việc này, hãy đặt những kỳ vọng hợp lý cho Trẻ nhỏ. Vạch rõ những mục tiêu cho Trẻ nhỏ và cho Trẻ một hình dung rất rõ ràng về lịch trình hằng ngày của Trẻ, thay vì để cho trẻ biết sau mỗi một hoạt động nào đó, Trẻ sẽ biết thời điểm nào trẻ được ăn cà lem cũng như những việc thú vị khác.

  • Trước khi cho trẻ đi siêu thị, hãy đặt ra những nguyên tắc. Hãy nói với trẻ, nếu trẻ ngoan ngoãn, sau khi bạn mua xong Sữa, Ngũ Cốc, Trái Cây, … và những thứ khác cho Gia Đình. Sau đó hãy hỏi xem Trẻ muốn gì (nhưng chỉ nên cho Trẻ 2 sự chọn lựa) và giải thích với trẻ rằng bạn sẽ làm cả hai việc đó trước khi về nhà. Trước khi chở Trẻ đến siêu thị, hãy nhắc lại một lần nữa cái mà bạn sẽ làm gì trước , và bạn sẽ làm gì cho Trẻ dựa trên sự chọn lựa mà trẻ đã chọn ở nhà.

4. Hãy thưởng cho những hành vi tốt của trẻ bằng sự thương yêu trìu mến.

cach-xu-ly-khi-tre-noi-khong-truong-thanh-4

Thưởng cho Trẻ nhỏ đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo bởi vì chúng học rất nhanh. Nếu chúng thực hiện một hành động và được thưởng bằng kẹo, chúng sẽ tự hiểu rằng khi chúng sẽ luôn luôn được kẹo khi chúng làm đúng hành vi đó. Do vậy, bạn chỉ nên thưởng cho những hành vi tốt của Trẻ bằng những cái ôm, hôn và vuốt ve… Đó là những phần thưởng lúc nào bạn có có sẳn bên mình.

5. Cố gắng sử dụng Tâm Lý Học Nghịch Đảo – một cách hiệu quả để xử lý khi Trẻ nói Không.

cach-xu-ly-khi-tre-noi-khong-truong-thanh-5

Tâm lý học nghịch đảo là khi bạn giả vờ rằng bạn không muốn Trẻ nhỏ làm việc gì đó nhưng thật ra trong thâm tâm bạn rất muốn Trẻ làm. Điều này có thể có hiệu quả trong trường hợp mà không có sự chọn lựa nào rõ ràng và bạn đang cảm thấy mệt mỏi vì Trẻ luôn từ chối và nói không. Ví dụ là:

  • Nếu trẻ muốn Trẻ uống thuốc nhưng trẻ luôn từ chối. Hãy thử “Mẹ không chắc rằng con có thể uống thứ thuốc này để con được hết bệnh bởi vì chỉ có những Trẻ lớn mới có thể đủ dũng cảm  để uống thứ thuốc này…”.  Khả năng lớn là, Trẻ sẽ nói rằng Trẻ đã lớn rồi và Trẻ cũng đủ dũng cảm. Nhớ hãy khen trẻ và thưởng cho Trẻ (bằng cách tình cảm ở mục 04) sau khi Trẻ làm cái mà bạn muốn.

Chúng tôi, Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz hy vọng rằng bài viết này có thể giúp Quý vị Phụ Huynh phần nào đó trong việc chăm sóc và nuôi dạy con Trẻ, đặc biệt khi trẻ vào giai đoạn mà bạn lúc nào cũng tìm “Cách Xử Lý khi Trẻ Nói Không”.

 

Mục lục bài viết “Cách Xử Lý khi Trẻ Nói Không”:

Bài 01: Cách Xử Lý Khi Trẻ Nói Không – Làm việc xung quanh từ Không?

Bài 02: Cách Xử Lý Khi Trẻ Nói Không – Làm Cho Trẻ Cảm Thấy Mình Đã Trưởng Thành.

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *