Làm thế nào khi Trẻ nói dối?

Các bậc phụ huynh nên chú ý, khi trẻ có tât nói dối, dù ác ý hay thiện ý, đều kông tốt. Tật xấu này khi đã trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ nhất định phải giúp trẻ sửa đổi tật nói dối nguy hiểm này. Bài viết này sẽ phân tích và giúp Quý Phụ Huynh cách thức để trả lời câu hỏi “Làm thế nào khi Trẻ nói dối”

Làm thế nào khi Trẻ nói dối

 

1). Phải xác định rõ lời nói dối của trẻ.

lam-the-nao-khi-tre-noi-doi-1

Khi cảnh cáo trẻ không được nói dối, cha mẹ không nên dọa nạt trẻ, càng không được nói với trẻ :” Nếu con nói dối sẽ cắt lưỡi con đi” Vì nếu trẻ nói dối, cha mẹ đương nhiên sẽ không cắt lưỡi trẻ. Điều này khiến trẻ nghĩ rằng lời cảnh cáo cha mẹ vốn dĩ đã là một lời nói dối.

Khi đối diện với những đứa trẻ hay mộng mơ, nhân vật mà cha mẹ th  ủ vai rất quan trọng. Cha mẹ không nên ngăn trẻ phát huy sức tưởng tượng, mà cần giúp trẻ phân biệt đâu là thực tế đâu là mộng tưởng.

Khi trí tưởng tượng của trẻ trở thành lời nói dối (mặc dù có ranh giới rất mong manh), lúc này cần có sự hướng dẫn cẩn thận của cha mẹ. Bẩm sinh trẻ đã có trí tưởng tương nhưng nếu cha mẹ tán dương sự tưởng tượng của trẻ quá mức có thể làm cho nó phát triển thành lời nói dối, ngược lại, nếu cha mẹ phản đói trí tưởng tượng của trẻ, việc làm này sẽ giết chết trí thông minh của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần có sự cân bằng, nên điều chỉnh cách giáo dục của mình, kịp thời chỉnh sửa những tưởng tượng không đúng của trẻ.

2). Phải xây dựng tấm gương tốt .

lam-the-nao-khi-tre-noi-doi-2

Với những đứatrẻ nói dối, uu hiếp hoặc ép buộc chúng thừa nhận đều không phải là cách tối ưu. Tốt nhất là cha mẹ nên dành một khoảng thời gian định để bình tĩnh và nghiêm túc noí chuyện với trẻ. Sau khi trẻ thừa nhận lỗi lầm, cha mẹ nhật định phải biểu dương những biểu hiện thành thật của trẻ, cần nói một số câu :”Mặc dù mẹ không hài lòng là con đã làm sai nhưng may là con đã nói ra sự thật. Mẹ sật thự rát vui vì sự thành thật của con”

Cha mẹ là người đầu tiên, mọi ngôn ngữ, mọi hành động của cha mẹ đều ảnh hưởng đến sự trưởng thành cua trẻ. Vì vậy, cha mẹ không được nói dối trước mặt trẻ, dù với mục đíc tốt. Cha mẹ phải làm việc, đối xử với người khác một cách chân thành để trẻ học cách trở thành người thăng thắn.

3). Phải tìm ra nguyên nhân khiến trẻ nói dối.

lam-the-nao-khi-tre-noi-doi-3

Nếu trẻ đến tuổi phân biệt được dung sai mà vẫn còn nói dối, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Rất nhiêu chuyên gia tâm lý đã đưa ra đáp án cho nguyên nhân nói dối ở trẻ, thường là các nguyên nhân.

  • Để tránh bị phạt. Phần lớn các bậc phụ huynh cho rằng: chủ yếu là do tre không nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối nên mới nói dối. Trên thực tế, trẻ nối dối là chúng nghĩ rằng nếu nói thật sẽ bị phạt .
  • Vì không còn cách nào khác. Có nhiều trường hợp trẻ nói dối vì bị chính cha mẹ ép buộc. Cha mẹ nên nhớ rằng trẻ cũng có quyền im lặng. Nếu cha mẹ ép trẻ nói ra sự thật, trẻ không có cách nào khác là nói dối. Nếu gặp phải tình huống này, hãy cho trẻ một thời gian, đợi khi mọi người đã bình tâm và để trẻ nói ra sư thật.
  • Để làm cha mẹ vui. Nhà tâm lý hoc nổi tiềng Piaget đã phát hiện ra rằng: những đứa trẻ dưới bốn tuổi thường phán đoán ngôn từ hành vi của mình đúng hay sai đều dựa trên mặt cha mẹ . Để không làm cha mẹ giận , phản ứng bản năng nhất của chúng là không thừa nhận mình làm sai.
  • Trẻ cần có cảm giác an toàn. Tất cả trẻ nói dối đều vì cần cảm giác an toàn.Nếu cha mẹ có thể cho trẻ cảm giác an toàn đầy đủ, trẻ sẽ trở nên thành thật.
  • Giảm bớt áp lực tâm lý. Cha mẹ đặt hy vọng quá cao ở trẻ, gây cho trẻ áp lực lớn, từ đó dẫn đến trẻ nói dối . Vì vậy, hy vọng của cha mẹ đối với trẻ cần đặt ở mức độ hợp lý, không nên hão huyền ép chúng làm những việc quá với khả năng của bản thân. Cha mẹ cần đối xử bằng tấm lòng khoan dung, cần thường xuyên giao lưu tình cảm, loai trừ trở ngại tâm lý, trở thành người bạn thân thiết của trẻ.

Tư tưởng của trẻ rất đơn giản : sau khi làm sai sợ bị trừng phạt nên thường xuyên dùng cách nói dối hoặc đùn đẩy trách nhiệm, để tránh bị phạt . theo thời gian điều này sẽ trở thành thói quen nói dối. Muốn trẻ hình thành thói quen đạo đức tốt, làm một người ưu tú,không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần không ngừng hướng dẫn trẻ làm một việc tốt, để sự lương thiện tồn tại vĩnh viễn trong lòng chúng.

Tóm lại, đối diện với nhưnngx lời nói dối của trẻ, cần phân tích, nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân “kê đúng thuốc bệnh”, đẫn dắt và giáo dục một cách hợp lý.

Tất cả phụ huynh đều mong con thành tài. Dù khôg phải đứa trẻ nào cũng trở thành những thanh niên kiệt xuất nhưng hãy giúp chúng trở thành những người có nhân cách tốt. Thật thà, là một trong những phương pháp bồi dưỡng nhân cách hoàn thiện ở trẻ.

Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz mong rằng sau khi đọc bài viết “Làm thế nào khi Trẻ nói dối?” Quý Phụ Huynh sẽ hiểu rõ thêm về tâm lý của Trẻ và có thể hướng dẫn, trợ giúp Trẻ khắc phục và vượt qua thói quen xấu này.

 

 

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *