Một số trẻ do nhận được sự chiều chuộng quá mức của cha mẹ trong gia đình, lâu dần sẽ hình thành ý thức “coi mình là trung tâm”. Trẻ cho rằng tất cả đều là của mình, tạo nêu thói quen ích kỷ, mưu lợi. Đây cũng là những yếu tố hình thành tính cách kiêu ngạo, hung hăng. Nếu cha mẹ không kịp thời sửa đổi, tâm lý ích kỷ này sẽ làm tổn hại nặng nề đến sự trưởng thành của trẻ. Vậy làm thế nào khi trẻ ích kỷ?
Không nên nuông chiều trẻ quá mức
Trẻ ăn uống ích kỷ, không muốn chia sẻ vs mọi người có quan hệ mật thiết đến sự chiều chuộng quá mức của cha mẹ. Vì yêu con, nhiều bậc phụ huynh giành hết tất cả những thứ ngon lành, tốt đẹp cho con. Khi trẻ chia sẻ, cha mẹ hay cảm động mà từ chối: “Cha mẹ không ăn, con ăn đi”. Việc làm như vậy sẽ làm tâm lý hưởng thụ một mình của trẻ ăn sâu hơn vào tính cách. Trẻ sẽ coi những thứ ngon nhất đương nhiên là dành cho mình.
Không để trẻ làm mọi thứ trở nên đặc biệt
Cần tạo ra một môi trường công bằng trong gia đình. Điều này có nghĩa tích cực trong vệc hạn chế nảy sinh ý thức độc chiếm ở trẻ. Cha mẹ cần giáo dục cho trẻ vừa biết nghĩ cho bản thân, vừa biết nghĩ cho người khác, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Cha mẹ cần giúp trẻ nhận thức rằng: trẻ có mong muốn gì thì người khác cũng có nguyện vọng như vậy, nên chia sẻ với mọi người những điều tốt đẹp, không nên chỉ để ý đến bản thân mà quên đi người khác.
Làm trẻ hiểu rằng chia sẻ không phải là mất đi mà là đôi bên cùng được lợi.
Trẻ không muốn chia sẻ với người khác vì trẻ cảm thấy nếu chia sẻ mình sẽ chịu thiệt thòi. Cha mẹ nên hiểu tâm lý không muốn mất mát này, giúp trẻ hiểu rằng, thực ra, chia sẻ là đôi bên cùng có lợi. Chia sẻ chính là hành động thể hiện sự quan tâm cùng người khác. Nếu trẻ chia sẻ bằng sự quan tâm, giúp đỡ. Nếu đôi bên cùng quan tâm, yêu quý, gần gũi nhau thì mọi người đều cảm thấy ấm áp và vui vè.
Viêc giáo dục hành vi chia sẻ cho trẻ có thể bắt đầu từ thời kỳ sơ sinh.
Khi trẻ cầm chiếc gương, cha meh cầm chiếc thìa. Cha mẹ dịu dàng, vui vẻ đưa cho trẻ, sau đó lấy chiếc gương trong tay trẻ, thông qua nhiều lần thay đổi lặp đi lặp lại, trẻ sẽ học được cách cho và nhận.
Tạo cho trẻ cơ hội thực tế để chia sẻ.
Thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động thú vị cùng bạn bè sẽ tạo cơ hội để trẻ giúp đỡ gia đình. Khi cả nhà mua hoa quả, bánh ngọt, cha mẹ nên để trẻ chia cho mọi người. Nếu trẻ chia phần hợp lý, cha mẹ nên kịp thời khen ngợi để giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc hơn về hành vi đó.
Cha mẹ làm gương cho trẻ.
Cha mẹ cần làm gường trong việc chia sẻ, chủ động quan tâm giúp đỡ người khác qua các hành động như giúp đỡ người già neo đơn, quyên góp quần áp cho người dân vùng chịu thiên tai.
Trương Mầm Non Quận 7 hi vọng bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ trẻ và tích lủy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân