Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi – Xử lý tranh cãi

Trẻ chơi chung với nhau, dù thân thiết đến đâu đi chăng nữa, thì cũng sẽ có lúc tranh cãi và giành đồ chơi với nhau. Việc xử lý không khéo sẽ dễ dàng gây cho Trẻ những tổn thương hoặc những hiểu biết sai nguy hiểm. Trong bài viết cuối cùng của loạt bài viết “Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi”, chúng tôi mong muốn cùng chia sẽ, trao đổi và thảo luận với Quý Phụ Huynh “Cách Xử Lý Tranh Cãi khi Trẻ hay giành đồ chơi”. 

Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi
Cách xử lý tranh cãi khi Trẻ hay giành đồ chơi

(Áp dụng cho Trẻ từ 1 – 6 tuổi)

1. Hạn chế can thiệp ngay lập tức. 

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-1

Khi đám trẻ bắt đầu cải nhau ỏm tỏi, bạn có lẻ sẽ muốn can thiệp ngay lập tức. Tuy nhiên, sẽ là tốt hơn, nếu bạn để cho Trẻ một cơ hội để học và trưởng thành. Hãy để chúng tự giải quyết mâu thuẩn của chúng.

2. Hãy nhớ quy luật “3C”: compassion (thông cảm), conviction (sự kết án hay kết tội), and consequences (hậu quả, kết quả).

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-2

Nếu trẻ nhỏ không thể tự giải quyết mâu thuẩn của chúng, dĩ nhiên là đại đa số các trường hợp rồi, bạn hãy cố gắng nhớ 03 quy tắc trên trong đầu. Hãy cảm thông cho những việc mà Trẻ nhỏ đang trải qua trong việc gây lộn với đám bạn. Hãy lắng nghe và tôn trọng lời kết tội của bé, nhưng hãy nhấn mạnh sự thật rằng những hành động của chúng có thể dẫn đến những hậu quả hay kết quả gì.

3. Kiểm soát việc chiếm đoạt, sở hữu.

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-3

Khi Trẻ nhỏ tiếp tục giành đồ chơi với nhau, tốt nhất là chia rẻ chúng ra và cho chúng thời gian để bình tĩnh lại. Đừng cho phép chúng vồ vập và giằng co đồ chơi qua lại nữa. Đợi cho đến khi tất cả các bé đều bình tĩnh và sau đó hỏi tất cả về nguyên nhân của việc cãi nhau – không cần thiết phải xác định “ai phạm lỗi” mà là để tìm kiếm một giải pháp chấp nhận được.

  • Để tách trẻ ra, đơn giản là giữ chặt tay trẻ và kéo ra một nơi khác. Yêu cầu trẻ ngồi hoặc đứng im, và khẳng định rằng chúng tuân thủ. Hãy chắc chắn rằng mọi người đều bình tĩnh trước khi bạn cho phép chúng rời khỏi chỗ mà chúng đang đứng im.

4. Loại bỏ “món đồ chơi” gây tranh cải.

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-4

Nếu bạn không thể tìm ra được giải pháp phù hợp, hay nếu những đứa trẻ có liên quan quá bức xúc, hãy loại bỏ món đô đó. Hãy lấy nó ra khỏi lũ trẻ một cách nhẹ nhàng và lịch sự nhất có thể và sau đó đặt ra khỏi tầm với của Trẻ. Hãy phớt lờ những tiếng kêu thét và la khóc về quyết định này.

5. Hãy quyết định cùng với Trẻ (không phải là quyết định thay trẻ).

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-5

Khi bạn can thiệp và giải quyết tranh cải, bạn nên cho Trẻ lý do tại sao bạn quyết định như vậy. Hãy hỏi Trẻ ý kiến của bé và hãy lắng nghe chúng. Hãy cố gắng kéo trẻ vào tiến trình giải quyết sự việc của bạn.

6. Hãy thừa nhận cảm giác của Trẻ là đúng.

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-6

Nói chung, cách tiếp cận tốt nhất khi trẻ giành đồ chơi với nhau là bằng sự thông cảm và thấu hiểu. Hãy để trẻ biết rằng cảm giác của chúng là đúng và hợp lý. Tốt nhất hãy nói “Mẹ biết là con sẽ buồn và giận dữ khi phải chia sẻ chiếc xe đồ chơi này. Nhưng dù cho có buồn hay giận đi chăng nữa, con cũng phải là một đứa trẻ ngoan, một người bạn tốt và phải cho Nam chơi chung 1 lượt chứ”.

7. Hãy để ý và giải quyết tâm trạng của Trẻ trước khi dạy Trẻ.

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-7

Nếu một hay một vài trẻ đang bực bội, bạn cần phải mất thời gian để làm trẻ bình tĩnh lại và chấp nhận, thừa nhận cảm giác của trẻ là đúng trước khi mà bạn dạy trẻ về “Chia Sẻ”. Khi Trẻ đang bực mình, chúng không thể tập trung vào việc bạn dạy được, chúng chỉ bực mình thêm khi bạn cố gắng la mắng hay lên lớp chúng.

8. Hạn chế đứng về một bên nào, Không bênh vực bên nào.

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-8

Hãy đứng trung gian, và đừng đặt nhiều chú tâm đến những gì mà Trẻ đang tranh luận, hay cải nhau. Ngay cả khi một đưa trẻ sai rành rành ra đó. Sẽ không có ích gì khi nói về nó đâu. Hãy cố gắng tập trung tìm kiếm giải pháp.

9. Hạn chế và đừng đưa ra “thủ phạm sai quấy”

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-9

Ngay cả khi một đưa trẻ đặc biệt nào đó thường xuyên là nguyên nhân của việc tranh giành đồ chơi, không có ích gì khi chỉ định “nó” như là một “đứa bé hư” hay “đứa bé hay gây rắc rối” hoặc “kẻ bắt nạt” hay “đứa hay ăn hiếp bạn”, và bạn không bao giờ gọi chúng bằng những cái tên như vậy. Làm như vậy có thể làm ảnh hưởng đến tính tự trọng và sự tự tin của Trẻ. Hơn thế nữa, nếu bạn gọi một đứa trẻ là “kẻ bắt nạt” hay đại loại như thế, chúng có thể sẽ bắt đầu tin là như vậy, điều này sẽ dẫn đến ngày càng nhiều hành vi như vậy hơn và bạn sẽ rất khó khăn để ngăn cản chúng.

10. Bắt phải tuân thủ kết quả. 

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-10

Tùy thuộc vào tình huống cụ thể, bạn có thể cố gắng bắt buộc 10 – 15 phút yên tĩnh (đặt trẻ trong nôi hay xe đẩy…) hay lấy đi món đồ chơi đang gây tranh cãi.

11. Khen Trẻ khi chúng đồng ý tuân theo. 

cach-xu-ly-khi-tre-hay-gianh-do-choi-chien-tranh-11

Khi những đưa trẻ bình tĩnh và hợp tác trở lại, hãy đưa ra những lời khen ngợi. Cho chúng những cái ôm trìu mến và chúc mừng chúng đã học được cách bình tĩnh, học được cách chơi chung và chia sẻ với nhau.

Chúc mừng bạn đã xem hết loạt bài “Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi” gồm 04 bài hướng dẫn phân tích chi tiết và hướng dẫn cụ thể cách thức xử lý. Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz hy vọng quý vị phụ huynh có thể tìm ra phương pháp giúp cho Trẻ của mình. Để tiện việc theo dõi, chúng tôi xin trích mục lục tham khảo loạt 04 bài “Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi”. Vui lòng nhấn vào link bên dưới để đi đến bài viết.

Phần 01: Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi – Phân Tích Hành Vi.

Phần 02: Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi – Dạy Trẻ Cách Chia Sẻ.

Phần 03: Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi – Né Tránh Xung Đột.

Phần 04: Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi – Xử Lý Tranh Cãi.

 

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *