Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi – Phân tích hành vi

Giai đoạn mặc Tả (toddlers, 1 – 3 tuổi), Trẻ bắt đầu biết về khái niệm độc lập & sở hữu. Chia sẽ, tại thời điểm này là một cái gì đó rất xa lạ và cực kỳ khó khăn với Trẻ. Nếu bạn đang vật lộn với việc tìm cách xử lý khi trẻ hay giành đồ chơi và bạn đang mệt mỏi với việc con mình luôn chiến đấu liên tục với bạn cùng trang lứa để giành đồ chơi, ĐỪNG QUÁ LO LẮNG – hành vi Giành Đồ Chơi của Trẻ như vậy là hoàn toàn bình thường và phù hợp với giai đoạn phát triển của Trẻ. Tình hình sẽ được cải thiện khi Trẻ lớn lên. Nhưng tại thời điểm này, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp để duy trì sự tỉnh táo, sáng suốt và dạy Trẻ cách hòa nhập tốt hơn với những Trẻ khác.

Cách xử lý khi Trẻ hay giành đồ chơi – Phân tích hành vi

(Áp dụng cho Trẻ từ 1 – 5 tuổi)

1. Hãy biết rằng giai đoạn 1 – 3 tuổi, Trẻ bắt đầu học cách độc lập. 

gianh-do-choi-hanh-vi-1

Giai đoạn 1 – 2 tuổi, trẻ bắt đầu thành thạo kỹ năng vận động thô (gross motor skills) như: đi, chạy, nhảy. Chúng cũng phát triển những kỹ năng vận động tinh (fine motor skills) như: học cách sử dụng thìa, uống sữa và nước bằng ly, mở nút… Những kỹ năng này phát triển song song với việc phát triển nhận thức về bản thân của Trẻ: quan điểm cho rằng Trẻ độc lập là trẻ có thể điều khiển hành động của bản thân. Những điều này là sự phát triển thú vị và rất bình thường. Tuy nhiên, đối với bố-mẹ, thầy cô, giai đoạn 1-3 tuổi là giai đoạn đòi hỏi sự khéo léo tinh tế trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ. Giai đoạn này, trẻ sẽ phát minh và thực hiện rất nhiều hành vi không phù hợp hoặc không chấp nhận được (ví dụ như tranh giành đồ chơi) và người lớn phải hiểu biết &  chú ý giai đoạn phát triển này của Trẻ trong quá trình dạy trẻ và chú ý những giới hạn hợp lý.

  • Theo Erik Erikson, nhà tâm lý học đã phát triển ra lý thuyết tâm lý học phát triển được ứng dụng rộng rãi, giai đoạn mặc tả (1-3 tuổi) là giai đoạn trẻ ở làn ranh của việc giải quyết những khủng hoảng riêng theo độ tuổi: Sự Tự Trị (Độc Lập) vs Nghi Ngờ (Xấu hổ). Hay nói cách khác, trẻ đang cố để giải quyết những tình trạng căng thẳng giữa: Tự Tin & Tự Chủ.

2. Chấp nhận rằng giai đoạn mặc tả (1-3 tuổi) trẻ rất dễ bị xúc động.

gianh-do-choi-hanh-vi-2

Cảm xúc của Trẻ có khuynh hướng dễ bị kích động trong những năm của giai đoạn mặc tả (1-3 tuổi). Chúng cảm thấy kích thích cực kỳ về những thứ gì mới lạ mà chúng có thể làm được, nhưng cũng trong giai đoạn này, Trẻ cũng phát triển “tính chất riêng biệt”. Phụ huynh có thể nên để trẻ chơi một cách độc lập hoặc trông chờ trẻ tự bận rộn tạm thời một lúc. và “sự riêng biệt” này có thể hơi đáng sợ.

3. Bạn cần Hiểu rằng việc Giành Đồ Chơi là hoàn toàn bình thường và là giai đoạn phát triển thông thường mà Trẻ phải trải qua.

gianh-do-choi-hanh-vi-3

Khái niệm “Độc Lập”, đương nhiên, dựa trên nền tảng của “Cái Tôi”. Khi Trẻ hiểu được sự khác biệt giữa bản thân và Trẻ Khác, chúng cũng bắt đầu tập trung vào khái niệm “Sở Hữu”: “Của Tôi” cũng như đối lập với “Không Phải Của Tôi”. Giành đồ chơi là một sự biểu lộ hoàn toàn bình thường. Việc chia sẽ làm trẻ lo sợ vì nó đe dọa “Quyền Sở Hữu của Trẻ” đối với những món đồ chơi nào đó.

Nói tóm lại, qua bài viết này, chúng ta có thể nhận thấy “hành vi tranh giành đồ chơi” là hoàn toàn bình thường và là một giai đoạn mà Trẻ bất cứ Trẻ nào cũng phải trải qua. Có trẻ trải qua êm đềm, nhưng cũng có những trẻ rất quyết liệt. Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu về hành vi của Trẻ giai đoạn 1-3 tuổi, bố mẹ không nên lo lắng quá mức về “trẻ đang có nguy cơ bạo lực”, “trẻ dữ dằn”… Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz hy vọng rằng bài viết này giúp ích cho quý vị phụ huynh trong việc phân tích hành vi để có hướng giải quyết và cách xử lý khi trẻ hay giành đồ chơi.

 

Quý Phụ Huynh có thể tham khảo mục lục loạt bài “Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi”. Nhấn vao link để đi đến bài viết.

Phần 01: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Phân Tích Hành Vi.

Phần 02: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Dạy Trẻ Cách Chia Sẻ.

Phần 03: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Né Tránh Xung Đột.

Phần 04: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Xử Lý Tranh Cãi.

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *