Giành đồ chơi là hành động rất bình thường và chắc chắn sẽ xảy ra ở bất kỳ trẻ nào. Tuy nhiên, cách xử lý của đại đa số phụ huynh lại hoàn toàn khác nhau và có nhiều trường hợp không phù hợp. Có người khi thấy 2 trẻ giành đồ chơi, lập tức can thiệp để cho bé con mình có đồ chơi, có người lại bắt trẻ phải nhường đồ chơi cho bạn, có người lại bắt trẻ lớn hơn phải nhường đồ chơi cho trẻ nhỏ hơn… Trong hai bài viết trước, chúng ta đã phân tích nguyên nhân dẫn đến hành vi giành đồ chơi của Trẻ (bài 01) và Hướng dẫn dạy trẻ cách chia sẻ (bài 02), trong loạt bài này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn nội dung: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Né Tránh Xung Đột. Sau đây là nội dung chi tiết:
Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi.
Bài 03: Né Tránh Xung Đột
(Áp dụng cho Trẻ từ 1 – 5 tuổi)
1. Né tránh những tình huống căng thẳng không cần thiết.
Một khi bạn quan sát những tình huống mà trẻ chia sẻ đồ chơi, bạn phải có khả năng xác định những vấn đề nào có khả năng gây rắc rối đặc biệt cho Trẻ. Một đứa trẻ có nên được che đở trước một món đồ chơi đặc biệt nào đó hay không? Cân nhắc để Trẻ cất món đồ chơi đó ở một nơi nào khác, mà trẻ không được tới gần, trong suốt những buổi đi chơi, sinh hoạt chung.
2. Chọn thời gian chơi thông minh.
Hãy lên kế hoạch để trẻ chơi với nhau khi chúng có thời gian rảnh rồi và khi chúng cảm thấy chán. Đói, mệt, cáu kỉnh sẽ làm cho Trẻ chắc chắn sẽ giành đồ chơi với bạn. Giới hạn thời gian chơi từ 1 – 2 giờ cho Trẻ. Nếu dài hơn sẽ là quá sức đối với một đứa trẻ trong giai đoạn mặc tả (1-3 tuổi).
3. thiết lập ra những quy định rõ ràng.
Khi mà trẻ đang chơi chugn với nhau, sẽ là hiệu quản nếu bạn có những quy luật rõ ràng, đơn giản tại nơi chơi. Tất cả các đồ chơi mà không thể chia sẻ được thì nên cất ở một nơi nào riêng biệt. Tất cả các đồ chơi còn lại nên được chia sẻ, không có ngoại lệ. Xem xét thiết lập thời gian chơi phù hợp cho mỗi trẻ đối với các đồ chơi “hot”, phổ biến và phải nhất quán với quy định này.
4. Đề nghị những sự thay thế.
Khi một đứa trẻ phải tạm thời từ bỏ món đồ chơi yêu thích của nó, hãy đề nghị những món thay thế tạm thời. Nếu bạn cho trẻ một vài thứ thú vị để làm, Trẻ sẽ không quá tập trung thảo luận và tranh cải về món đồ chơi cũ nữa.
- Nói chung, tốt nhất là có nhiều sự chọn lựa thú vị, tức là có nhiều món đồ chơi mà trẻ 1-3 tuổi cảm thấy thích thú và ham chơi là được.
5. Dạy Trẻ nhỏ cách thảo luận chia sẻ đồ chơi bằng lời nói.
Thay vì lấy đồ chơi từ những đứa trẻ khác, Trẻ nhỏ nên được dạy cách để đòi chúng. Một cách phù hợp để dạy cho Trẻ nhỏ là “Tớ có thể chơi 1 lượt / một chút được không?”
6. Khuyến khích “Cùng Chơi”
Nếu Trẻ chơi một trò mà đòi hỏi nhiều hơn 1 người (ví dụ như bập bênh, cờ, chơi bóng…), trẻ ít có khả năng xung đột hơn.
Trường mầm Non Quận 7 JumboKiz mong rằng sau loạt bài viết này, Quý vị Phụ Huynh sẽ có thêm ý tưởng, Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi. Chúng tôi xin giới thiệu lại loạt bài viết này gồm 04 bài với mục lục cụ thể như sau:
Phần 01: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Phân Tích Hành Vi.
Phần 02: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Dạy Trẻ Cách Chia Sẻ.
Phần 03: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Né Tránh Xung Đột.
Phần 04: Cách Xử Lý Khi Trẻ hay Giành Đồ Chơi – Xử Lý Chiến Tranh.