Những người hay xấu hổ trong giao tiếp thường tìm ra hàng ngàn lý do để bao biện cho sự trầm lặng trong tính cách của mình . Sự xấu hổ, nhút nhát khiến họ mất đi sự tự tin , đánh mất rất nhiều cơ hôi giao lưu và tham gia các hoạt động trog quá trình học tập . Điều đáng sợ hơn là những ảnh hưởng xấu này sẽ theo họ suốt cuộc đời. Bài viết này sẽ cùng Quý Phụ Huynh phân tích, thảo luận và giải quyết câu hỏi “Làm thế nào khi Trẻ xấu hổ”.
Làm thế nào khi Trẻ xấu hổ
1). Chấp nhận sự thực con mình dễ xấu hổ .
Con trẻ rất nhạy cảm . Nếu cha mẹ cho rằng xấu hổ là một khuyết điểm hoặc một việc khiến người khác khó chịu , trẻ sẽ cảm nhận được cánh nghĩ này của cha mẹ , từ đó càng thêm hường nội . Cha mẹ nên làm cho trẻ yên tâm rằng họ sẽ mãi mãi yêu thương chúng .
2). Không nên gắn cho trẻ cái mác “xấu hổ ”.
Nếu bạn nhất định phải gắn cho trẻ một cái mác , xin hãy dùng câu “Không thích nói chuyện” thay vì từ “xấu hổ” để hình dung về trẻ.
3). Phải tỏ ra thông cảm với trẻ .
Những trẻ xấu hổ thường rất cô đơn . Cha mẹ cần phải nghĩ cách thể hiện với trẻ rằng họ hiểu và thông cảm với vấn đề của trẻ .
Nếu tình hình cho phép , cha mẹ nên nói chuyện với trẻ về vấn đề tình cảm , giúp chúng nhận thức được : nếu người nào dá trực tiếp đối mặt với nỗi sợ của chính mình , người đó sẽ tạo ra một kì tích to lớn . Điều quan trọng nhất là đừng để trẻ rơi vào tình thế căng thẳng .
4). Nên khích lệ trẻ tham gia các hoạt động tập thể .
Cha mẹ khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể cùng với bạn bè . Khích lệ trẻ mời bạn bè về nhà chơi, cho phép trẻ tham gia các câu lạc bộ vui chơi trẻ thơ và các tổ chức khác .
5). Chỉ giúp trẻ một tay trong tình huống khẩn cấp .
Một số chuyên gia cho biết , đối với những trẻ dễ xấu hổ , cha mẹ chỉ nên đóng vai trò của người trợ giúp , tư vấn về tình cảm. Cha mẹ nên tỏ thái độ bang quan, thờ ơ đúng lúc. Tuy việc để cho trẻ chịu đựng nỗi khổ có thể đi ngược lại với bổn phận của cha mẹ , nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng : đay là phương pháp tốt nhất dúp những trẻ dễ xấu hổ tự giải quyết khó khăn của mình trong cuộc sống.
6). Để trẻ được rèn luyện từ cuộc sống .
Về cơ bản, sự xấu hổ của trẻ thường đến từn những tình huống gây sợ hãi trong cuộc sống . Vì vậy , cha mẹ cần giúp trẻ chuẩn bị tâm lý, đôgf thời bàn bạc với trẻ về cách xử lý khi gặp phải các vấn đề mới .
Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz mong rằng sau khi tham khảo bài viết “Làm thế nào khi Trẻ xấu hổ”, Quý Phụ Huynh đã có thể xác định nguyên nhân và cách thức để giúp con khắc phục tính xấu hổ, giúp trẻ phát triển lành mạnh.