Khi trẻ nhỏ ngày càng lớn lên, chúng càng thích tự khẳng định mình hơn nữa và đặc biệt chúng muốn tự mình khám phá những cái mới. Nhiều khi, khám phá cái mới chỉ đơn giản là “nói không” với tất cả mọi thứ. Sự yêu thích từ “không” có nguồn gốc từ sự thật là trẻ nhỏ đang bắt đầu nhận thức về tính cá nhân của chúng và chúng có ý thích của riêng mình. May mắn thay, giai đoạn “từ chối” hay “nói không” rồi cũng sẽ qua. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ trao đổi và thảo luận với bạn cách xử lý khi trẻ nói Không một cách chi tiết và cụ thể. Có 02 phương pháp giải quyết tình trạng này, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu cách đầu tiên để xử lý khi trẻ nói Không
Cách xử lý khi Trẻ nói Không
Cách 01 – Làm việc xung quanh từ “Không”
(dành cho trẻ từ 1 – 5 tuổi)
1. Cho trẻ những sự lựa chọn khi bạn đặt một câu hỏi.
Nếu bạn không cho trẻ chọn lựa giữa “Yes” và “No”, sẽ rất khó để trẻ nói “No”. Cho trẻ 02 sự chọn lựa sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng mình là người quyết định, vì thế trẻ sẽ không cảm thấy có khuynh hướng cố gắng kháng cự. Ví dụ như:
Bạn có thể nói “Con có muốn đánh răng bây giờ hay con muốn đánh răng sau khi chơi đồ chơi 5 phút nữa”. Với cả hai cách ấy, trẻ sẽ phải đánh răng. Bạn có thể làm nó vui nhộn hơn như “Con có muốn đi tắm bây giờ không để con có mùi thơm, hay con muốn tắm trễ và con sẽ có mùi như nhân vật Oscar the Grouch?”.
2. Đếm lùi nếu Trẻ khăng khăng quyết định.
Nếu bạn cho trẻ một sự chọn lựa giữa 02 thứ, nhưng trẻ nói không với việc chọn lựa, sử dụng kỹ thuật đếm lùi. Nói với trẻ rằng bạn sẽ đếm đến 5 và sau đó trẻ sẽ phải chọn lựa hay là bạn sẽ chọn cho Trẻ.
- Điều này không phải lúc nào cũng có hiệu quả, nhưng đáng để bạn thử và làm cho cuộc sống của bạn dễ chịu hơn.
3. Nhấn mạnh với Trẻ cái mà bạn muốn, tốt hơn là nói cái mà bạn không muốn.
Khi trẻ lúc nào cũng sử dụng từ “không”, Trẻ có khả năng khăng khăng từ chối làm bất cứ thứ gì. Khi trẻ luôn nghe bạn nói “Không, con không được ăn kẹo” hay “Không, con không được chạy trong nhà”, nó tạo cho trẻ ấn tượng rằng người luôn “Nói không” là người “có quyền lực” và trẻ bắt chước theo. Thay vì vậy, cố gắng tích cực thay đổi và nói với trẻ cái mà bạn muốn trẻ làm.
- Thay vì nói “Đừng chơi cát nữa, con sẽ làm hư cái áo đấy!”, hãy nói “Mẹ thích con ở trong nhà cho đến khi mẹ làm xong việc để mà con không làm dơ cái áo đẹp của con”.
- Hãy kiềm chế và kiểm soát giọng nói của mình. Nếu đó không phải là một tình huống khẩn cấp, hãy bình tĩnh và sử dụng giọng nói một cách dứt khoát nhưng nhẹ nhàng.
4. Hướng đến những câu trả lời thay thế.
Cố gắng mở rộng câu trả lời với Trẻ để mà trẻ nhận ra rằng có những câu trả lời khác bên cạnh việc trả lời “Không”. Khi trẻ đang ở trong trạng thái tốt, hãy giới thiệu với trẻ những từ như “có lẽ”, “có thể”. Hãy dạy trẻ ý nghĩa của những từ này và làm thế nào để sử dụng chúng. Cho trẻ những sự lựa chọn khác ít nhất là sẽ tạm thời thoát khỏi những âm thanh không ngớt của từ “Không”.
5. Cung cấp một nền tảng cho những yêu cầu của bạn.
Lý luận với Trẻ là khả thi ở giai đoạn này. Nếu bạn đưa ra lý do cho những yêu cầu mà trực tiếp, đi vào điểm chính, ngắn gọn, Trẻ sẽ có khuynh hướng nghe theo bạn. Ví dụ như:
- Nếu bạn nói “Đừng ăn kẹo trước khi đi ngủ. Con sẽ bị đau dạ dày vào ban đêm nếu con ăn kẹo trước khi ngủ”, thay vì nói “Đừng ăn kẹo ngay bây giờ! Con biết là đã đến giờ đi ngủ mà”. Trẻ sẽ có khả năng hồi đáp tích cực hơn với câu nói thứ 1.
6. Cố gắng thư giãn.
Bên cạnh sự thật là giai đoạn này cuối cùng cũng giảm dần và trôi qua, bạn có vài chiêu thủ sẳn trong người để giải quyết. Việc giải quyết những xung đột mà có thể xuất hiện khi con bạn lúc nào cũng nói “Không” đòi hỏi sự khéo léo và rất mỏi mệt. Tuy nhiên, nó là một phần trong giai đoạn phát triển của con bạn, vì thế cố gắng giải quyết giai đoạn “Từ Chối” một cách trực tiếp nhưng với một phong cách thoải mái và thư giãn nhé.
- Tốn quá nhiều nỗ lực trong việc hồi đáp lại việc Trẻ luôn từ chối làm gì đó có lẽ làm cho trẻ cảm thấy bất lực hay kháng cự, và có thể dẫn đến những hành vi thách thức. Thay vì thế, cố gắng thoải mái và chọn lựa cách đối phó của bạn.
Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, các bậc phụ huynh đang có con trong giai đoạn “nói không” không còn quá lo lắng nữa và phần nào bạn đã có những ý tưởng, cách xử lý khi trẻ nói không cho riêng bạn rồi.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyên bạn nên đọc bài tiếp theo mang tên “Cách xử lý khi Trẻ nói Không – Cách 02: Làm cho Trẻ cảm giác mình đã lớn”. Hãy nhấn vào link để đi đến bài viết đó.