Cách phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ 1- 5 tuổi.

Ngoài việc phát triển trí thông minh thì phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ cũng là nhân tố quan trọng nếu bạn muốn trẻ thành công hơn trong cuộc sống.

1.   Chứng tỏ kỹ năng xã hội của trẻ sơ sinh.

1

Ở giai đoạn này, các bé rất thích thú với mọi thứ xung quanh, điều này thể hiện qua những nụ cười của bé. Ở giai đoạn này, trẻ chỉ nhận thức được nhu cầu và mong muốn của chúng.

  • Hãy cố gắng nói chuyện với trẻ. Khi trẻ khóc hoặc khó chịu với một số thứ xung quanh, bạn cũng nên đáp ứng nhu cầu cho trẻ bằng chính ngôn ngữ thông thường. Điều này sẽ giúp trẻ cố gắng nói chuyện với bạn và dễ dàng phát triển ngôn ngữ hơn.
  • Chú ý sự yêu thương bằng những cái hôn, cái ôm đối với trẻ là điều quan trọng để phát triển kỹ năng xã hội của trẻ. Không nên quá quan tâm và nuông chiều trẻ khiến trẻ hiểu lầm và sinh hư.
  • Khi trẻ khóc, hãy cố gắng bình tĩnh với trẻ để tạo được một môi trường hài hòa và thân thiện trong quá trình phát triển của trẻ.

2.   Giúp trẻ tôn trọng mọi người xung quanh.

2

Trong giai đoạn trẻ chập chững bước đi, trẻ sẽ bắt đầu tiếp thu những từ mới cùng với một số câu nói cơ bản. Cũng ở độ tuổi này, trẻ sẽ có xu hướng chơi một mình và không chia sẻ đồ chơi, đồ dùng của mình cho bất cứ ai.

  • Cố gắng tao một môi trường vô cùng thân thiện ngay cả khi ở nhà.
  • Dạy trẻ những quy tắc vô cùng cơ bản như chia sẻ đồ chơi, sử dụng từ ngữ khi nổi cáu và nhẹ nhàng khi chơi với thú cưng.
  • Nên khen thưởng khi trẻ thể hiện sự dịu hàng, hòa đồng, thân thiện với mọi người.

3.   Hỗ trợ trẻ để mở rộng mối quan hệ bạn bè. 

900px-Develop-Social-Skills-in-Children-Step-3-Version-2

Trẻ mẫu giáo có thể bày tỏ cảm xúc của mình trong lời nói và cần được khuyến khích khi trẻ có bạn mới.

  • Tổ chức các hoạt động xã hội cho trẻ để tăng sự hòa đồng, vui vẻ.
  • Dạy trẻ sử dụng lời nói thay vì hành động có xu hướng bạo lực. Giải thích tại sao không nên làm điều này,  cho trẻ cảm thấy như thế nào khi chính trẻ bị đánh. Khuyến khích trẻ biết nói lời xin lỗi khi gây tổn thươn đến mọi người xung quanh.
  • Lắng nghe trẻ nói về cảm xúc của mình đồng thời giúp trẻ hiểu và lắng nghe cảm xúc của mọi người xung quanh.

4. Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ khi trẻ đến trường.

900px-Develop-Social-Skills-in-Children-Step-4-Version-2

Khi trẻ đi học, trẻ sẽ được tiếp xúc với môi trường vô cùng thân thiện như: chia sẻ đồ chơi, giao tiếp, lắng nghe cảm xúc của bạn bè…

  • Luôn giữ chừng mực cư xử của bạn với mọi người. Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu quan sát và bắt chước người lớn, hãy dạy trẻ chào hỏi, trân trọng mọi thứ xung quanh.
  • Khi có xung đột xảy ra, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp đẻ giải quyết xung đột.
  • Giúp trẻ thể hiện tài năng và thế mạnh của bản thân. Từ đó, nâng cao và phát triển chúng.

Việc các bậc phụ huynh dành thời gian nói chuyện với trẻ về xã hội, cảm xúc là điều cần thiết. Điều này giúp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ và có phản ứng tốt hơn với các vấn đề, vì không phải lúc nào trẻ cũng có thể kiềm chế cảm xúc của mình. Trường Mầm Non Quận 7 JumboKiz hy vọng bài này sẽ giúp ích được cho Quý vị Phụ Huynh trong việc xây dựng và phát triển kỹ năng xã hội cho Trẻ.

Facebooktwitterpinterestlinkedin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *